Nga hạ thủy tàu phá băng để xuất khẩu dầu khí, né lệnh trừng phạt của EU
(PetroTimes) - Nga vừa khánh thành một tàu phá băng chạy bằng hạt nhân nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất khẩu hydrocacbon của nước này sang châu Á thông qua Bắc Cực, vào thời điểm Moscow đang định hình lại chiến lược năng lượng của mình do các lệnh trừng phạt của phương Tây đối với cuộc tấn công của họ ở Ukraine.
Trong một bài phát biểu được phát sóng qua cầu truyền hình tại buổi lễ vận hành ở thành phố Saint-Petersburg, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết: “Việc phát triển (các tuyến đường biển phía Bắc) sẽ cho phép Nga phát huy hết tiềm năng xuất khẩu của mình và thiết lập một tuyến đường hậu cần hiệu quả, bao gồm cả đến khu vực Đông Nam Á”.
Con tàu chạy bằng hạt nhân này dài hơn 170m, có thể phá vỡ lớp băng ở độ sâu tới 3m. Đây là chiếc thứ ba được tung ra bởi tập đoàn năng lượng nguyên tử Quốc gia Rosatom.
Con tàu được đặt tên là “Ural” để vinh danh vùng Ural của Nga (trung tâm phía tây), có thể chở tới 54 thành viên thủy thủ đoàn.
Việc triển khai phải đảm bảo được uy thế tối cao của Nga ở Bắc Cực, một chiến lược do Tổng thống Vladimir Putin chịu trách nhiệm, trong khi Moscow đang đối mặt với tham vọng của các cường quốc khác.
Theo ông Putin, “Ural” sẽ hoạt động “sớm nhất là vào tháng 12” tại Bắc Cực, nơi Nga sản xuất khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) cho châu Âu.
Nhưng Nga, nhà xuất khẩu khí đốt lớn nhất thế giới và đứng thứ hai về dầu mỏ, hiện muốn chuyển hướng vận chuyển hydrocacbon sang châu Á, trong khi Liên minh châu Âu đã áp đặt lệnh cấm vận dần dần đối với việc nhập khẩu dầu của Nga và giảm phần lớn lượng khí đốt nhập khẩu để phản đối cuộc tấn công của Nga vào Ukraine.
Một trong những tuyến đường đi qua vùng nước đóng băng ở Bắc Cực, “Tuyến đường Biển phía Bắc” hiện có thể di chuyển dễ dàng hơn do băng tan bởi tác động của biến đổi khí hậu.
Moscow hy vọng rằng điều này sẽ giúp tăng cường vận chuyển hydrocacbon đến Đông Nam Á bằng cách liên kết Đại Tây Dương, Thái Bình Dương và Bắc Cực.
Tổng thống Vladimir Putin cho biết, Nga cũng đã hạ thủy tàu phá băng “Yakutia” tuần này, cùng loạt với “Ural”, nhưng việc đưa tàu “Yakutia” vào hoạt động thực tế dự kiến phải đến “cuối năm 2024”.
Một con tàu khổng lồ dài hơn 200m chạy bằng hạt nhân của Nga cũng sẽ được ra mắt vào năm 2027.
Doanh thu xuất khẩu dầu khí của Algeria giảm 39% vì Covid-19 |
Iran nối lại hoạt động xuất khẩu dầu khí sang Afghanistan theo đơn đặt hàng của Taliban |
Ngành dầu khí Nga sẽ suy giảm trong tương lai? |
Nh.Thạch