Ngân hàng đóng vai trò trọng yếu trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư
(PetroTimes) - Ngành ngân hàng đóng vai trò trọng yếu trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc đầu tư vào lĩnh vực xanh của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn
VPBank vừa ký kết Hợp đồng cho vay tín dụng xanh trị giá 212,5 triệu USD với Tổ chức tài chính quốc tế IFC và các nhà đồng tài trợ quốc tế uy tín, bao gồm Quỹ đồng cho vay được quản lý bởi IFC, Ngân hàng Bocom Trung Quốc, Tổ chức tài chính phát triển Đức DEG, Ngân hàng Công thương Trung Quốc (ICBC), Tổ chức tài chính quốc tế đa phương IIB, Ngân hàng KEB Hana Hàn Quốc và Ngân hàng Thai Kiatnakin Bank Public Company Limited. Đây là giao dịch vay hợp vốn xanh đầu tiên tại thị trường Việt Nam.
Việc ký kết thỏa thuận này thể hiện cam kết vững chắc của VPBank trong chiến lược phát triển bền vững kết hợp bảo vệ môi trường theo đúng định hướng của NHNN và Chính Phủ. Gói cho vay này đánh dấu cột mốc quan trọng đối với VPBank và mở ra cơ hội tiên phong trên thị trường tài chính xanh tại Việt Nam.
Ngoài VPBank, trong năm 2019, nhiều tổ chức tín dụng đã cho vay các dự án xanh. Điển hình là Vietinbank cho vay các dự án tiết kiệm và hiệu quả năng lượng theo Chương trình tín dụng môi trường EIB; Chương trình tín dụng GCPF; Chương trình cho vay dự án năng lượng tái tạo REDP.
ACB cho vay theo dự án tài chính nông thôn RDF; Sản phẩm cho vay có bảo lãnh từ Quỹ tín dụng xanh dành cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; Chương trình cho vay dự án năng lượng tái tạo REDP.
Ảnh minh họa |
Sacombank tham gia tài trợ các dự án cho vay nông thôn, lâm nghiệp; Cho vay phát triển kinh tế hộ gia đình; Cho vay các dự án tái chế chất thải, năng lƣợng tái tạo.
BIDV cho vay các dự án thủy điện, phong điện; cho vay các dự án khu du lịch sinh thái...
TS. Cấn Văn Lực- Chuyên gia tài chính ngân hàng cho biết, ngành Ngân hàng đóng vai trò trọng yếu trong việc “xanh hóa” dòng vốn đầu tư. Tuy nhiên đến thời điểm này, việc đầu tư vào lĩnh vực xanh của các ngân hàng gặp nhiều khó khăn. Trong quá trình cấp tín dụng cho các dự án trên, BIDV và nhiều ngân hàng đặc biệt quan tâm đến các tiêu chí bảo vệ môi trường, đánh giá tác động của dự án môi trường xã hội. Đây là yêu cầu bắt buộc trong quá trình thẩm định các dự án liên quan đến lĩnh vực xanh.
Tuy nhiên, việc cấp tín dụng xanh còn nhiều vướng mắc như cơ chế ưu đãi chưa rõ, chi phí đầu tư rất lớn, thời gian hoàn vốn kéo dài. Hơn nữa, nguồn vốn huy động của ngân hàng chủ yếu là ngắn, trung hạn mà đầu tư cho dự án xanh lại đòi hỏi dài hạn. Điều này khiến các ngân hàng gặp khó khăn về nguồn vốn cho vay.
Ông Nguyễn Quốc Hùng- Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế NHNN, cho biết thêm, hệ thống ngân hàng đang gặp phải khó khăn khi triển khai tín dụng xanh như hướng dẫn về danh mục các ngành, lĩnh vực xanh chưa có các tiêu chí cụ thể để các TCTD căn cứ lựa chọn, thẩm định, đánh giá và giám sát khi thực hiện cấp tín dụng xanh.
P.V
Quy mô tín dụng Việt Nam đạt 8,2 triệu tỷ đồng |
Bắt đối tượng cho vay lãi nặng với số tiền hàng tỷ đồng |
Ngân hàng không mấy mặn mà với tín dụng xanh |