4 doanh nghiệp ở Hà Nội chậm cổ phần hóa
(PetroTimes) - Theo UBND TP Hà Nội, 4 doanh nghiệp gồm Công ty Cổ phần Mai Động, Thống Nhất Hà Nội, Dệt 19/5 Hà Nội và Đầu tư khai thác Hồ Tây hiện chưa hoàn tất việc xác định giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần.
Doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội vẫn tiếp tục tăng |
Hà Nội cấp phép cho gần 70 dự án FDI trong tháng 7 |
Hà Nội: Tổng thu ngân sách tháng 7 ước tính hơn 21 nghìn tỷ đồng |
Từ nay đến cuối năm 2019, UBND thành phố Hà Nội chỉ đạo sẽ tăng cường giám sát, kiểm tra về việc tuân thủ trình tự thủ tục, triển khai thực hiện các dự án đầu tư của doanh nghiệp cổ phần hóa theo đúng quy định của pháp luật.
Các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa cần chủ động, khẩn trương thực hiện các bước theo quy trình cổ phần hóa doanh nghiệp.
Công ty Dệt 19/5 Hà Nội |
Chủ tịch, Tổng Giám đốc, Hội đồng thành viên các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa chịu trách nhiệm trước UBND thành phố trong trường hợp không hoàn thành nhiệm vụ, hoàn thành nhưng không đảm bảo hiệu quả, tiến độ được giao hoặc để xảy ra thất thoát vốn, tài sản của Nhà nước khi thực hiện cổ phần hóa.
Đối với 4 doanh nghiệp gồm Công ty Cổ phần Mai Động, Thống Nhất Hà Nội, Dệt 19/5 Hà Nội và Đầu tư khai thác Hồ Tây hiện chưa hoàn tất việc xác định giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm chính thức chuyển sang công ty cổ phần để thực hiện bàn giao, cần khẩn trương thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND thành phố xem xét, quyết định theo đúng quy định của pháp luật.
Đối với công ty cổ phần do nhà nước giữ trên 50% vốn điều lệ, khẩn trương phối hợp với doanh nghiệp xây dựng phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất theo Nghị định số 167/2017 của Chính phủ.
Trong 6 tháng cuối năm 2019, UBND thành phố Hà Nội cũng giao Sở Tài chính (Thường trực Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố) chủ trì cùng các sở, ngành là thành viên Ban Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp thành phố, các doanh nghiệp thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn theo chỉ đạo của UBND thành phố.
Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì thực hiện công tác quản lý sử dụng đất của các doanh nghiệp trước, trong và sau quá trình cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về đất đai.
Thành phố Hà Nội giao Sở Lao động, Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan và doanh nghiệp cổ phần hóa thẩm định phương án lao động và xác định số năm công tác của người lao động làm căn cứ xác định số cổ phần ưu đãi, số cổ phần ưu đãi sẽ được mua thêm của người lao động được mua.
Cùng đó, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các sở, ngành liên quan và doanh nghiệp cổ phần hóa thẩm định phương án sản xuất kinh doanh sau cổ phần hóa, đảm bảo tính khả thi, phù hợp tình hình thực tiễn tại doanh nghiệp và phương án sắp xếp, sử dụng đất sau cổ phần hóa của doanh nghiệp.
Nguyễn Hưng