Dự báo các yếu tố ảnh hưởng đến CPI tháng 4
(PetroTimes) - Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 3/2019 giảm 0,21% so với tháng 2, khiến CPI tính chung so với tháng 12/2018 chỉ còn tăng 0,7%. So với cùng kỳ năm ngoái, CPI tháng 3 tăng 2,7%, trong khi CPI trung bình quý 1 tăng 2,6%, mức tăng thấp nhất của quý 1 trong 3 năm qua.
Tăng giá điện, sử dụng 200 kWh/tháng phải trả thêm bao nhiêu? |
Kiểm soát CPI dưới 4% |
Kiềm chế đà tăng của CPI |
Trong tháng 3, CPI của 7 trong số 11 nhóm hàng hóa dịch vụ giảm, trong đó lương thực – thực phẩm giảm mạnh nhất 1,42% do nhu cầu sau Tết chững lại và tác động của dịch tả lợn châu Phi.
Tổng cục Thống kê ước tính giá thịt lợn bán lẻ trong tháng 3 giảm 5,3% so với tháng 2. Tại miền Bắc, giá thịt lợn hơi đã giảm mạnh khoảng 18% còn 39.000 đồng/kg kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát.
Dự báo giá thịt lợn giảm sẽ hạn chế ảnh hưởng của tăng giá điện, giá xăng |
Các chuyên gia dự báo, một số yếu tố chính sẽ ảnh hưởng đến CPI tháng 4 như giá điện tăng 8,36% từ ngày 20/03; Giá xăng trong nước dự kiến sẽ tăng trong tháng 4 sau khi đi ngang trong tháng 3. Tuy nhiên, giá thịt lợn dự kiến sẽ tiếp tục giảm do nhu cầu thấp vì ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi. Điều này sẽ hạn chế tác động của tăng giá điện và giá xăng.
Mai Phương