Giá dầu thế giới 25/9: Giá dầu brent vượt ngưỡng 80 USD/thùng, cao nhất 4 năm
(PetroTimes) - Giá dầu thế giới ngày 25/9 ghi nhận giá dầu brent vượt ngưỡng 80 USD/thùng, còn dầu WTI đứng ở mức 72 USD/thùng sau khi OPEC và các nước đồng minh không đưa ra được giải pháp bù đắp sản lượng thiếu hụt từ Iran do lệnh cấm vận của Mỹ.
Tỷ giá ngoại tệ 25/9: Đồng USD leo cao, EUR tăng nhẹ | |
Giá vàng hôm nay 25/9: Giá vàng kiệt sức, nỗ lực cố thủ trước sức ép của đồng USD |
Ảnh minh họa. |
Ghi nhận trên New York Mercantile Exchanghe vào lúc 20:28:32 giờ CT ngày 24/9, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 12/2018 đứng ở mức 71,75 USD/thùng, giảm nhẹ 1 cent/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với lúc 20;12:35 giờ CT ngày 23/9 (đầu phiên giao dịch ngày 24/9, giờ Việt Nam), giá dầu WTI giao tháng 12/2018 tăng 63 cent/thùng.
Cùng thời điểm, giá dầu brent giao tháng 11/2018 đứng ở mức 81,25 USD/thùng, tăng 5 cent/thùng trong phiên. Nhưng nếu so với thời điểm 20:12:35 giờ CT ngày 23/9, giá dầu brent tăng 52 cent/thùng.
Còn theo thi nhận trên ifcmarketc, đầu giờ ngày 25/9, giờ Việt Nam, giá dầu WTI giao dịch ở mức thấp nhất là 72,05 USD/thùng và cao nhất là 72,11 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước (24/9), giá dầu WTI đứng ở mức 72,19 USD/thùng, tăng 1,99% so với giá đóng cửa ngày 21/9.
Với dầu brent, đầu giờ ngày 25/9, giá dầu brent được giao dịch thấp nhất ở mức 80,66 USD/thùng và cao nhất 80,72 USD/thùng. Đóng cửa phiên giao dịch trước, giá dầu brent đứng ở mức 80,79 USD/thùng, tăng 1 cent/thùng so với giá đóng cửa ngày 21/9.
Giá dầu thế giới tăng mạnh sau khi cuộc họp của các nước OPEC và đồng minh ngày 23/9 tại Algeri không đưa ra được bất kỳ giải pháp nào để bù đắp sản lượng thiếu hụt từ Iran do lệnh trừng phạt của Mỹ.
Ở góc độ khác, quyết định OPEC và các nước đồng minh, trong đó có Nga, đưa ra ngay sau lời kêu gọi của Tổng thống Donald Trump về một nỗ lực tăng sản lượng nhằm hạ nhiệt giá dầu, duy trì ở mức thấp cho thấy tầm ảnh hưởng của Mỹ đối với các thị trường giờ đã không đủ để xoay chuyển một cục diện trong đời sống, chính trị thế giới. Quyết định của OPEC và các nước đồng minh phần nào cũng cho thấy sự thất bại của Mỹ trong nỗ lực dùng dầu mỏ như là công cụ để chi phối địa chính trị toàn cầu.
Mặc dù đưa ra quyết định như vậy nhưng trong một phát biểu mới nhất, Bộ trưởng Dầu mỏ Saudi Arabia Khalid al-Falih vẫn để ngỏ khả năng có thể tăng sản lượng trong tương lai trong bối cảnh nguồn cung dầu bị siết chặt do lệnh trừng phạt của Mỹ nhằm vào ngành dầu mỏ của Iran.
Một yếu tố khác cũng đang thúc đẩy giá dầu tăng là dự trữ dầu thô của Mỹ hiện đang được ghi nhận ở mức thấp nhất kể từ năm 2015, mặc dù sản lượng dầu của quốc gia này vẫn đang được duy trì ở kỷ lục 11 triệu thùng/ngày. Trong khi những kết quả khảo sát gần đây cho thấy, hoạt động khoan dầu tại Mỹ lại đang có dấu hiệu chậm lại.
Hà Lê