Dịch tả lợn châu Phi có nguy hiểm cho người?
(PetroTimes) - Trước dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành ở Trung Quốc, rất nhiều người lo ngại liệu có lây lan xuyên biên giới và ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của con người. Tổ chức Nông lương Thế giới đã lên tiếng giải thích rõ về vấn đề này.
Cẩn trọng dịch bệnh mùa tựu trường |
Phun thuốc, muỗi không chết |
Dịch bệnh thủy đậu vào mùa |
Bắt đầu từ 1/8 bệnh dịch tả lợn châu Phi lần đầu tiên đầu xuất hiện tại tỉnh Hắc Long Giang, Trung Quốc và đã lan ra 6 tỉnh sau đó. Để giải quyết dịch bệnh này, nhà chức trách Trung Quốc đã tiêu hủy số lợn dịch lên tới 38.000 con. Theo thống kê của Tổ chức Thú y thế giới, từ cuối năm 2017 đến nay đã có 12 quốc gia ghi nhận bùng phát dịch tả lợn châu Phi.
Dịch tả lợn châu Phi đang hoành hành ở Trung Quốc |
Tổ chức Nông lương Thế giới (FAO) khẳng định dịch tả lợn châu Phi sẽ lây lan xuyên biên giới, xâm nhập vào các nước khác, nhất là trong cùng khu vực, chung đường biên giới. Tuy nhiên dịch tả lợn không ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe con người, mặc dù virus gây bệnh độc lực rất cao, có thể giết 100% số lợn bệnh và không thể có vắc xin nào chữa được.
Song điều đáng ngại đối với dịch tả lợn châu Phi là những con nhiễm bệnh do sức đề kháng kém lại rất dễ nhiễm virus của loại bệnh khác mà ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người như tai xanh, cúm, thương hàn… Nếu mắc những bệnh này, như bệnh tai xanh chẳng hạn, liên cầu khuẩn tồn tại trong miệng, mũi lợn. Nếu con người với vết trầy xước hoặc vết thương trên tay hay bất kỳ chỗ nào trong quá trình tiếp xúc với lợn sẽ trở thành nơi xâm nhập của vi khuẩn và gây bệnh cho người. Hoặc khi ăn tiết canh, thịt lợn bệnh, chưa nấu chín kỹ, con người cũng nhiễm virus từ lợn.
Mắc các bệnh trên biểu hiện đầu tiên là người bệnh sẽ sốt cao, đau đầu, buồn nôn cùng xuất huyết ở một số nơi trên cơ thể. Nặng hơn thì có trường hợp bị nhiễm độc tiêu hóa, viêm màng não.
Ông Juan Lubroth, Giám đốc chương trình Thú y toàn cầu của FAO cảnh báo dịch tả lợn châu Phi có thể lây nhiễm xuyên biên giới thông qua vận chuyển, lưu hành thịt lợn bị nhiễm bệnh. Virus này sống rất khỏe, có thể tồn tại nhiều tuần hoặc vài tháng trong thịt lợn được bảo quản hoặc muối, thức ăn chăn nuôi.
Để phòng ngừa dịch bệnh này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã thông báo chủ động ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm dịch tả lợn châu Phi bằng cách siết chặt giám sát tình hình vận chuyển lợn và sản phẩm từ lợn qua biên giới không rõ nguồn gốc.
Bộ Y tế cũng khuyến cáo, để bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm, người tiêu dùng cần thịt lợn có nguồn gốc rõ ràng và phải nấu chín kỹ trước khi dùng. Lợn mắc bệnh tả sẽ chết 100% chỉ trong 5-7 ngày. Vi khuẩn tả trong thịt lợn chết ở nhiệt độ 70 độ C.
Nguyễn Bách