TP HCM: Ứng dụng công nghệ cao vào rau hữu cơ
Rau hữu cơ trên địa bàn TP HCM sẽ được sản xuất theo công nghệ cao để cung cấp cho người tiêu dùng.
Ảnh minh họa rau hữu cơ |
UBND TP HCM vừa kiến nghị Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét hỗ trợ dự án Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ theo mô hình chuỗi liên kết.
Lượng rau sản xuất theo công nghệ cao sẽ phục vụ nhu cầu tiêu dùng rau cao cấp trên địa bàn TP HCM.
Kinh phí dự kiến được đề xuất cho dự án hơn 14 tỷ đồng.
Dự án nhằm chuyển giao thành công các quy trình sản xuất rau hữu cơ theo công nghệ cao cho đơn vị chủ trì, các đơn vị phối hợp và địa bàn sản xuất (15 quy trình).
Xây dựng thành công mô hình ứng dụng công nghệ cao sản xuất rau hữu cơ, gồm 9 loại rau với quy mô 80 hecta, đạt sản lượng 1.800 - 2.000 tấn sản phẩm rau hữu cơ. 1 mô hình sản xuất cây giống rau theo phương thức công nghiệp (100.000 cây giống/vụ), 1 mô hình bảo quản rau tiên tiến (10 tấn rau/đợt) và 1 mô hình tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ theo hình thức liên kết.
Đồng thời dự án sẽ đào tạo và tập huấn kỹ thuật về sản xuất rau hữu cơ ứng dụng công nghệ cao, cho 10 cán bộ kỹ thuật và 300 nông dân cho đơn vị chủ trì và địa bàn sản xuất.
Thời gian thực hiện dự án là 24 tháng, từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2018.
Loạn thị trường rau... hữu cơ! Không phân bón hóa học, không thuốc bảo vệ thực vật, không chất kích thích, không chất bảo quản và không biến đổi gen... rau gắn mác hữu cơ đang trở thành lựa chọn hàng đầu của nhiều bà nội trợ. Tuy nhiên, việc sản xuất rau hữu cơ không phải là dễ mà thị trường cung cấp loại rau này lại quá phong phú. Vậy bao nhiêu phần trăm rau trên thị trường là rau hữu cơ thật? |
Rau hữu cơ, hướng đi mới cho người nông dân Không thuốc bảo vệ thực vật, không sử dụng giống biến đổi gen, không phân hóa học… Đó là những quy định “vàng” của người trồng rau hữu cơ ở xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, Hà Nội. |
Hiển Võ