Có nên mời ông Phạm Nhật Vượng, Đoàn Nguyên Đức… vào Quốc hội?
Chúng ta cần đặt câu hỏi vì sao những doanh nhân nổi tiếng nhất nước Việt Nam như ông Phạm Nhật Vượng, ông Đoàn Nguyên Đức, ông Bầu Hiển… không ứng cử đại biểu Quốc hội.
Nguyên Phó ban tổ chức Trung ương Lê Quang Thưởng cho rằng nên mời những người như bầu Hiển, bầu Đức, Phạm Nhật Vượng trở thành Đại biểu Quốc hội để họ có thể đóng góp những ý kiến quan trọng cho nền kinh tế Việt Nam.
Trả lời phỏng vấn, ông Lê Quang Thưởng - Nguyên Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Trung ương trả lời Chúng tôi đã nêu ra nhiều trăn trở về việc lựa chọn đại biểu vào Quốc hội
- Cuộc bầu cử Quốc hội năm nay, số ứng cử viên tự do tại Hà Nội và TP.HCM tăng cao hơn nhiều so với trước đây, trong đó xuất hiện nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng. Việc này nói lên điều gì, thưa ông?
Điều này thể hiện tính dân chủ trong hoạt động bầu cử của kỳ này.
Tuy nhiên, phải nói rằng, mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp dù làm tốt công việc giới thiệu người ứng cử đại biểu Quốc hội thì vẫn không tránh khỏi việc đề cử thiếu những người tài.
Vẫn còn rất nhiều người có tài năng cần đưa ra giới thiệu để ứng cử đại biểu Quốc hội.
Nguyên Phó ban tổ chức Trung ương Lê Quang Thưởng |
Tuy vậy, người ứng cử đại biểu Quốc hội cũng cần phải đảm bảo những tiêu chuẩn đã nêu trên. Tôi tin nhấn mạnh, những người ứng cử đại biểu Quốc hội thường là những người tài giỏi, có thành tích đặc biệt xuất sắc. Đó thường nhà những người có "góc cạnh".
Vì vậy, trong hoạt động bầu cử cần phải đặc biệt lưu ý đến những người ứng cử.
Tôi tin rằng những người ứng cử nếu được trở thành đại biểu Quốc hội thì những phiên thảo luận trong hội trường sẽ rất sôi nổi với nhiều ý kiến sâu sắc.
Vì vậy, cần phải khuyến khích việc ứng cử của người dân vào cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước.
- Hiện nay, thực tế đang có nhiều văn nghệ sĩ tham gia ứng cử đại biểu Quốc hội. Nhiều người lo lắng liệu Quốc hội có trở thành "phường chèo"?
Tôi cho rằng không nên sợ rằng Quốc hội sẽ trở thành "phường chèo". Chúng ta nên khuyến khích văn nghệ sĩ trở thành đại biểu Quốc hội.
Tuy nhiên, những nghệ sĩ này cũng phải là những người có tài năng tiêu biểu trong lĩnh vực hoạt động của họ. Họ cũng phải đạt các tiêu chí chung của đại biểu Quốc hội.
Chúng ta có thể lựa chọn một số nghệ sĩ nhân dân, có đạo đức tốt, có trí tuệ để giới thiệu vào Quốc hội.
- Ông có thể dự đoán khả năng trúng cử của những người ứng cử nêu trên?
Tôi cho rằng, trong số những người ứng cử đó sẽ có một số người trúng cử.
Đó là những người đủ tiêu chuẩn, có tín nhiệm với cử tri.
- Như ông nói, số lượng ứng cử viên tự do ngày càng nhiều thể hiện sự dân chủ, nhưng có cảm giác, những người này ở đâu đó vẫn bị dè bỉu, chê bai, chỉ trích, thậm chí rất nặng lời? Có cảm giác, người ta vẫn quan niệm rằng Quốc hội là 'ngôi đền thiêng' chỉ dành cho những người được 'chấm', có vai vế mới được ngồi vào đó?
Ý kiến khác nhau trong dư luận xã hội cũng là điều bình thường. Vấn đề là những người ứng cả đó phải được đa số nhân dân tin cậy, bỏ phiếu cho họ.
Tất nhiên, những người đáng kính cần thiết phải được tham gia Quốc hội với điều kiện họ được Mặt trận Tổ quốc các cấp giới thiệu. Những người Đảng viên tham gia Quốc hội cũng là những công dân tốt được nhân dân tín nhiệm thì không có vấn đề gì gọi là "ngôi đền thiêng" mà họ có mặt trong đó.
- Tỷ lệ đảng viên trong Quốc hội có phải là quá lớn không, thưa ông?
Tỷ lệ đảng viên cao trong Quốc hội thể hiện vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Vấn đề là có Đảng viên nào trong Quốc hội không xứng đáng là đại biểu nhân dân hay không?
Tôi đồng tình là cần tăng thêm số đại biểu là người ngoài Đảng nhưng những người ngoài Đảng đó vẫn phải đảm bảo tiêu chuẩn và phải có sự tín nhiệm của nhân dân.
- Có ý kiến cho rằng không nên biến Quốc hội thành cuộc họp mở rộng của Đảng. Ông bình luận gì về điều này?
Những đảng viên tham gia Quốc hội phải thể hiện rõ vai trò của đại biểu Quốc hội. Không áp đặt ý kiến của mình với các thành viên khác trong Quốc hội thì sẽ không xảy ra vấn đề gì và không trở thành một "phiên bản Đảng" trong Quốc hội.
- Hiện nay, theo dự kiến cơ cấu của Quốc hội khóa 14 sẽ có 7-8 đại biểu khối doanh nghiệp. Số lượng doanh nhân là đại biểu Quốc hội như vậy nhiều không, thưa ông?
Việt Nam có hơn 90 triệu dân nhưng chỉ có khoảng 500.000 doanh nghiệp. Tôi cho rằng số lượng doanh nghiệp như vậy là quá ít. Khi nào phải có khoảng 5 triệu doanh nghiệp thì mới có thể là phù hợp.
Vì thế, nhà nước phải tôn trọng bộ phận doanh nhân và tạo mọi điều kiện cho những doanh nhân này phát triển.
Vì vậy, cần phải có một cuộc cách mạng về tư tưởng để từ đó có những chính sách khuyến khích doanh nhân ưu tú trở thành đại biểu Quốc hội.
Nên mời ông Phạm Nhật Vượng và ông Đoàn Nguyên Đức trở thành ĐBQH |
- Ví như ông Phạm Nhật Vượng, bầu Hiển, bầu Đức?
Đúng vậy. Chúng ta cần đặt câu hỏi vì sao những doanh nhân nổi tiếng nhất nước Việt Nam như ông Phạm Nhật Vượng, ông Đoàn Nguyên Đức, ông Bầu Hiển… không ứng cử đại biểu Quốc hội.
Tôi cho rằng, chúng ta thậm chí nên mời họ trở thành đại biểu Quốc hội để họ có thể đóng góp những ý kiến quan trọng đưa nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn nữa, trừ khi họ không muốn ứng cử đại biểu Quốc hội.
- Tuy nhiên, có nhiều ý kiến cho rằng, tầng lớp doanh nhân trở thành đại biểu Quốc hội thì thường mang nhiều động cơ chính trị như trường hợp 2 nữ đại biểu Quốc hội đã bị miễn nhiệm?
Tôi lại cho rằng, đối với trường hợp 2 nữ doanh nhân bị miễn nhiệm tư cách đại biểu biểu Quốc hội khóa 13 là do khi chúng ta đưa họ vào đã chưa thấy hết được ưu khuyết điểm của họ.
Chúng ta nên đưa những doanh nhân tiêu biểu trở thành đại biểu Quốc hội chứ không nên đưa những doanh nhân "lằng nhằng", cơ hội chính trị vào cơ quan quyền lực cao nhất cả nước.
Dư luận cũng bàn tán có trường hợp rải tiền để mua cử tri. Dư luận nói như vậy nhưng tôi băn khoăn không biết có ai kiểm tra sự việc này hay không.
- Phải làm gì để chấm dứt việc "dùng tiền mua cử tri" như dư luận phản ánh, thưa ông?
Dư luận phản ánh thì cơ quan chính quyền phải vào cuộc xác minh. Người dân sẽ quan sát và có ý kiến, bởi không có điều gì mà nhân dân không biết.
- Theo ông, số lượng doanh nhân nên được cơ cấu bao nhiêu để phù hợp với sự kỳ vọng phát triển kinh tế của đất nước?
Số lượng đại biểu là doanh nhân nên chiếm từ 30-40 đại biểu thì mới phù hợp với vai trò của tầng lớp này trong xã hội.
- Dự kiến số lượng đại biểu chuyên trách trong Quốc hội khóa 14 sẽ tăng lên 15 người. Quan điểm của ông về vấn đề này thế nào?
Tăng đại biểu chuyên trách là hành chính hóa đại biểu Quốc hội. Việc đó sẽ khiến họ phải thoát ly khỏi mội trường mà họ đang công tác.
Họ ngồi ở văn phòng thì quan sát, giám sát thế nào? Đại biểu Quốc hội phải từ chính thực tế cuộc sống mới có nhiều ý kiến sâu sắc được. Còn việc tiến hành nghiên cứu, chuẩn bị các văn bản thì thuộc trách nhiệm của cán bộ văn phòng Quốc hội giúp, để dành thời gian cho đại biểu Quốc hội làm những việc có hiệu quả hơn.
- Cũng có ý kiến cho rằng không nên quy định cứng cơ cấu đại biểu trong Quốc hội?
Tôi lại cho rằng nên có quy định về cơ cấu, tỷ lệ đại biểu Quốc hội để bảo vệ những nhóm xã hội khác nhau (ví dụ như nữ, dân tộc ít người, ngoài đảng…) cũng có thể tham gia vào Quốc hội.
Dù cơ cấu thế nào thì những đại biểu Quốc hội cũng phải đảm bảo các tiêu chí đã nêu trên.
- Người dân phản ánh có trường hợp đại biểu cả khóa cũng không lần nào phát biểu. Vậy phải có cơ chế như thế nào để hạn chế điều này, thưa ông?
Việc để cho đại biểu vào Quốc hội nhưng cả kỳ không có phát biểu gì là không thể được.
Những trường hợp này, Quốc hội phải thông báo cho cử tri tại địa phương được biết.
Tôi đề nghị nên có quy định mỗi đại biểu Quốc hội phải có một khu vực bầu cử và tiếp xúc cử tri của riêng mình, để tránh tình trạng khi tiếp xúc cử tri theo đoàn thì chỉ có trưởng đoàn phát biểu ý kiến còn các vị đại biểu khác thì ngồi im, không có ý kiến gì.
Hà Nội chốt hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội Chiều 13/3, Ủy ban bầu cử thành phố Hà Nội đã chốt hồ sơ ứng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV nhiệm kỳ 2016-2021, trong 87 ứng viên có 47 người tự ứng cử. |
Quốc hội không phải là phường chèo! Thời gian gần đây, không thấy Vượng Râu – tức diễn viên hài Nguyễn Công Vượng xuất hiện trên sân khấu mà lại nổi tiếng trên một địa hạt khác: Những phát ngôn gây sốc về tình hình chính trị... |
Đại biểu Bùi Thị An: Cảnh giác hiện tượng 'chạy ghế' QH để làm việc riêng “Cũng cần cảnh giác với những người toan tính vào Quốc hội nhưng không vì công việc chung mà là để lấy "danh" và hoạt động cá nhân” - ĐBQH Bùi Thị An bày tỏ quan điểm. |
Lo ngại việc vận động hành lang, 'chạy' để vào quốc hội Ông Lê Văn Cuông, nguyên Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa: "Gần thời điểm bầu cử, nhiều cá nhân liên tục ủng hộ người tâm thần, thương binh, hộ nghèo… để lấy điểm." |
Vào Quốc hội mà không phát biểu, tranh luận thì... vào làm gì? Cơ cấu Đại biểu Quốc hội nói chung cũng cần thiết. Nhưng Đại biểu vì lợi ích dân tộc còn quan trọng hơn nhiều... |
Chuyện cử tri lo Đại biểu Quốc hội bị “ám sát” "Có cử tri sau khi kết thúc chất vấn liền gọi điện, hỏi tôi đi bằng phương tiện gì? Về nhà an toàn chưa? Họ sợ tôi bị “ám sát” sau những phát biểu đụng chạm". |
Phạm Thịnh