Xác định tội danh 'ngoại tình' có dễ không?
Theo quan điểm của chuyên gia tâm lý Nguyễn Kim Quý, đều luật để phạt tù người có hành vi ngoại tình là không khả thi, mập mờ về khái niệm và rất khó có bằng chứng để xác định tội danh.
Muốn phạt tù một người vì tội danh ngoại tình, trước hết phải có quy định rõ ràng thế nào là “ngoại tình”, thế nào là “gây hậu quả nghiêm trọng”, nhưng điều luật 182 Bộ luật hình sự 2015 không đưa ra khái niệm rõ ràng. Đồng thời, các nghi ngờ về ngoại tình vốn rất khó chứng minh theo nguyên tắc “dâm tang, gian chứng”.
Không thể xem việc bắt gặp “trai trên gái dưới” thì đó là hành vi vi phạm chế độ một vợ, một chồng. Nhiều người quan niệm đơn giản, “ngoại tình là vi phạm pháp luật” chỉ bằng niềm tin của mình, biết được chồng hoặc vợ của mình đang ngoại tình với người khác rồi từ đó kết luận đó là hành vi nguy hiểm cho xã hội.
Do đó, dù hậu quả nghiêm trọng có xảy ra thì người vi phạm cũng tìm cách giải thích rằng, họ chỉ quan hệ... “trên mức tình cảm” chứ không thừa nhận việc họ lên giường thường xuyên với tình nhân, hoặc thường xuyên với người bán dâm là nữ, thậm chí bán dâm nam... là đang chung sống với đối tượng tình địch của nạn nhân như vợ hoặc chồng.
Phạt người ngoại tình - Khái niệm quá mập mờ (Ảnh minh họa) |
Bên cạnh đó, tôi cũng băn khoăn làm thế nào để thu thập bằng chứng, bằng chứng nào được coi là hợp pháp khi khởi kiện ở tòa án… Quan điểm cá nhân tôi là không cần thiết thu thập bằng chứng để chứng minh, vì việc này gây ra nhiều hệ lụy khó lường cho cả hai người. Với một cặp vợ chồng, khi một người bước vào một một quan hệ ngoại tình chỉ những người trong cuộc mới có thể quyết định có nên duy trì quan hệ vợ chồng hay nên chia tay.
Tuy nhiên, đối với xã hội Việt Nam, rất nhiều người mong muốn hòa giải và “kéo” vợ/chồng về lại với gia đình, hàn gắn hôn nhân... thì việc đưa ra điều luật này khó có thể mang lại hiệu quả như mong muốn.
Khi điều luật này được ban hành và có hiệu quả từ 1/7/2016, nhiều ý kiến cho rằng đây là điều luật bảo vệ phụ nữ, khi họ chịu nhiều thiệt thòi, hầu chồng chăm con nhưng vẫn bị phụ bạc. Tuy nhiên, cá nhân tôi nghĩ điều luật này không thực hiện được trách nhiệm bảo vệ phụ nữ, mà ngược lại, đôi khi nó còn khiến câu chuyện trở nên nghiêm trọng hơn rất nhiều.
Thay vì quy định điều luật phạt tù người ngoại tình, nên chăng chúng ta cần xem lại các điều khoản sau ly hôn, ví dụ như việc phân chia tài sản cho phụ nữ nuôi con hay khoản trợ cấp tối thiểu của vợ/chồng hậu ly hôn cho con cái.
Bản chất của vấn đề ngoại tình không phải cứ phạt nặng đến một vài trăm triệu là ngăn chặn được. Ở Việt Nam hiện nay, tỷ lệ ly hôn đang ở mức độ khá cao, ngoại tình hay “người thứ ba” đang trở thành trào lưu xấu xí trong giới trẻ nói riêng.
Thực trạng này là do chúng ta đã buông lỏng liên kết trong gia đình, giữa các thế hệ với nhau, quá đề cao tự do, cái tôi cá nhân, cổ súy lối sống hưởng thụ mà không gắn con người với trách nhiệm cộng đồng. Nên chăng, chúng ta cần giáo dục, phòng ngừa từ giới trẻ, từ gia đình, thay vì phải chạy theo xử lý những “sự việc đã rồi” bằng những điều luật thiếu khả thi và cứng nhắc như vậy.
Luật ngoại tình - Phạt anh, phạt ả hay trò boomerang? Hơn 3 tháng nữa, Điều 182 Bộ Luật hình sự 2015 về vi phạm Chế độ một vợ một chồng hay người ta gọi là “Luật ngoại tình” sẽ có hiệu lực. Nhưng câu hỏi đặt ra là liệu điều luật này ra đời có giúp hạn chế được chuyện “ngoại tình” không? |
Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự Hồ Ngọc Hà, nếu... (PetroTimes) – Hồ Ngọc Hà có quan hệ tình cảm với “đại gia kim cương” Chu Đăng Khoa khi đại gia này đã có vợ con và chưa ly hôn. Vậy Hồ Ngọc Hà có vi phạm Luật Hôn nhân gia đình hay không? |
Vương Tâm