Tiêm vắc xin bị tai biến sẽ được bồi thường
Đó là nội dung dự thảo Nghị định về hoạt động tiêm chủng được Bộ Y tế đưa ra để lấy ý kiến với mức bồi thường cao nhất là gấp 30 lần mức lương cơ sở.
Dịch bạch hầu ở Quảng Nam: Do không tiêm chủng Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu tại Quảng Nam, Bộ Y tế đã tìm hiểu, điều tra và kết quả cho thấy nguyên nhân chính là do tiêm phòng vắc xin bạch hầu ở đây rất thấp. |
Yêu cầu làm rõ vụ cháu bé tử vong sau tiêm Phó Cục trưởng Cục khám chữa bệnh Bộ Y tế, ông Trần Quý Tường vừa có văn bản gửi Sở Y tế tỉnh Vĩnh Phúc yêu cầu chỉ đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Vĩnh Phúc khẩn trương làm rõ thông tin cháu bé tử vong sau tiêm tại tỉnh này. |
Bệnh “sính” vắc-xin dịch vụ Khoảng một tuần nay, mặc cho trời mưa rét, nhiều gia đình vẫn cắt cử người ra xếp hàng từ tờ mờ sáng tại các điểm tiêm chủng dịch vụ. Thậm chí có người còn ngủ trọ, ngủ ngay trên ôtô hoặc thuê khách sạn gần nơi đăng ký để kịp có tên trong danh sách mua thuốc. Quả thực đây là chuyện “lịch sử” trong ngành y tế về tiêm phòng dịch bệnh. Thế nhưng, không phải bây giờ mới diễn ra mà từ năm ngoái đã có cảnh này. Tuy nhiên, trớ trêu ở chỗ, vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng, tức là tiêm miễn phí thì thừa trong khi thuốc dịch vụ khan hiếm như… hàng “độc”. |
Về nội dung này, Dự thảo đã dành hẳn một chương đề xuất về việc bồi thường khi sử dụng các vắc xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng.
Theo đó Nhà nước có trách nhiệm bồi thường cho người bị tai biến nặng hoặc thân nhân người bị tai biến nặng sau khi sử dụng vắc xin bắt buộc, bất kể nguyên nhân do chất lượng vắc xin hay do sai sót trong thực hành tiêm chủng.
3 đối tượng được bồi thường bao gồm: Người được tiêm chủng bị tai biến nặng bắt buộc phải cấp cứu, điều trị nội trú tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; Người được tiêm chủng bị tai biến nặng để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật; Người được tiêm chủng bị tử vong.
Tiêm phòng cho trẻ em |
Bên cạnh được thanh toán các chi phí khám, chữa bệnh theo quy định, người chăm sóc cũng sẽ được hỗ trợ một phần thiệt hại vật chất nếu phải nghỉ việc không hưởng lương để chăm sóc.
Nếu người được tiêm chủng bị tai biến nặng và để lại di chứng dẫn đến bị khuyết tật cơ thể từ 11-15% sẽ được hỗ trợ bằng mức lương cơ sở tại thời điểm giải quyết bồi thường.
Trường hợp bị tổn thương cơ thể từ 15-80%, tổng hỗ trợ sẽ bằng mức lương cơ sở cộng thêm 0,4% lần mức lương cơ sở cho mỗi 1% tăng thêm.
Với những trường hợp tổn thương trên 81%, mức hỗ trợ bằng 30 lần mức lương cơ sở.
Còn trường hợp tử vong, ngoài những khoản hỗ trợ trên, gia đình người thiệt hại sẽ được bồi thường tổn thất tinh thần bằng 10 lần mức lương cơ sở.
Đây là lần đầu Bộ Y tế xây dựng nghị định riêng về tiêm chủng. Dự kiến nghị định này sẽ có hiệu lực vào năm 2016.
Tú Anh