Top 10 game có thưởng khi tải về - game bài đổi thưởng trực tuyến

Dịch bạch hầu ở Quảng Nam: Do không tiêm chủng

18:01 | 17/07/2015

967 lượt xem
Theo dõi PetroTimes trên
|
Trước diễn biến phức tạp của bệnh bạch hầu tại Quảng Nam, Bộ Y tế đã tìm hiểu, điều tra và kết quả cho thấy nguyên nhân chính là do tiêm phòng vắc xin bạch hầu ở đây rất thấp. 

Vaccine dịch vụ và vaccine miễn phí cùng loại, một nhà sản xuất

Vaccine dịch vụ và vaccine miễn phí cùng loại, một nhà sản xuất

Tình trạng “cháy” vaccine ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh ảnh hưởng không nhỏ đến việc phòng, chống dịch bệnh, đặc biệt là trong bối cảnh nhiều dịch bệnh nguy hiểm đang rình rập như hiện nay.

Ám ảnh về

Ám ảnh về "cái chết đen" kinh hoàng trong lịch sử

Thông tin từ Tổ chức Y tế thế giới (WHO) trong 3 tháng qua tại Madagascar đã ghi nhận 119 trường hợp mắc bệnh dịch hạch, trong đó có 40 trường hợp tử vong. Thực trạng này đã khiến nhiều người lo ngại về sự trở lại của “cái chết đen” kinh hoàng trong lịch sử.

Dịch chồng lên dịch

Dịch chồng lên dịch

Với diễn biến phức tạp và liên tiếp xuất hiện các bệnh dịch từ đầu năm đến nay, có thể nói đây là một năm dịch bệnh mà đối tượng tập trung chủ yếu là trẻ em. Đã có gần 200 bệnh nhi tử vong ở tất cả các bệnh dịch tính từ đầu năm theo thống kê của Bộ Y tế. Và có thể con số này chưa phải là cuối cùng. Bởi tại TP Hồ Chí Minh, sốt xuất huyết, chân - tay - miệng… đang có chiều hướng gia tăng mạnh.

Ở thôn 8A và 8B thuộc xã Phước Lộc, huyện Phước Sơn, Quảng Nam, có khoảng 800 người thì trong đó chủ yếu là người M’Nông. Với địa hình núi non, khó khăn trong việc đi lại cùng với phong tục tập quán của địa phương, người M’Nông chỉ đi núi và không muốn sử dụng các dịch vụ y tế, trong đó có tiêm chủng mở rộng để phòng chống các dịch bệnh.

Mỗi khi bệnh tật hay dịch bệnh xảy ra thì họ đều cho rằng nguyên nhân bắt đầu từ… ma vì vậy việc chữa trị cũng theo cách là… cúng. Nhiều ca bệnh do cách chữa trị này mà khi đưa đi cấp cứu bệnh viện đã ở tình trạng nặng, khó cứu chữa.

Dịch bạch hầu ở Quảng Nam: Do không tiêm chủng

Những bệnh nhân bạch hầu ở Quảng Nam

Ngay như hôm lấy mẫu xét nghiệm cho các ca mắc dịch, có 3/10 ca không hợp tác với cán bộ y tế để lấy bệnh phẩm vì họ không tin vào y tế, chỉ tin vào cách lý giải mang màu sắc dị đoan.

Hay như hồi đầu dịch bệnh, người dân ở ổ dịch cũng đồn đây là bệnh “lạ” gây chết người. Chỉ đến khi đoàn cán bộ y tế của Sở Y tế Quảng Nam xuống tận nơi trực tiếp khám cho bệnh nhân mới kết luận đó là bạch hầu.

Trở lại với việc tiêm phòng, vì không sử dụng các dịch vụ y tế như đã nói nên khi dịch bệnh xảy ra, lây lan nhanh, tử vong cao - 13 người mắc mà đã 3 ca tử vong.

Theo ông Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Bộ Y tế, bạch hầu là căn bệnh lây truyền dễ dàng qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc trực tiếp với các dịch tiết từ niêm mạc mũi họng của bệnh nhân hoặc người lành mang trùng khi ho, hắt hơi, đặc biệt trong khu vực dân cư đông đúc hoặc nơi có điều kiện vệ sinh không đảm bảo… Biểu hiện của bệnh là sốt, ho, viêm họng, nổi hạch…

Bệnh có tỉ lệ tử vong rất cao, thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên cũng có thể gặp ở người lớn nếu không có miễn dịchTrước đây khi chưa có vaccine phòng bệnh, tỉ lệ mắc bệnh bạch hầu cao đến mức có lúc người bệnh nằm nhiều la liệt tại các cơ sở y tế. Bệnh rất dễ biến chứng làm ngừng tim.

Hiện bạch hầu chưa được loại trừ ở nước ta, do đó người dân vẫn có thể mắc bệnh nếu chưa có miễn dịch do chưa tiêm vắc xin phòng bệnh và tiếp xúc với mầm bệnh. Vì vậy, để phòng ngừa, người dân cần tích cực tham gia tiêm phòng dù bất kể ở lứa tuổi nào.

Theo ông Phu, hiện nay, toàn bộ khu vực thôn 8A, 8B, nơi xuất hiện ổ dịch đã được cách ly, hạn chế người ra, vào, đồng thời các hộ gia đình và khu vực môi trường xung quanh đã được phun hóa chất khử trùng để tiêu diệt mầm bệnh.

Toàn bộ người dân xã Phước Lộc được cấp thuốc kháng sinh để điều trị dự phòng do có hiện tượng người lành mang trùng.

Để dự phòng tích cực, Cục Y tế dự phòng cũng đã làm việc với Viện Pasteur Nha Trang và Viện Vaccine và Sinh phẩm y tế lập kế hoạch tiêm vắc xin phòng bệnh bạch hầu cho toàn bộ người dân trong xã.

Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau: Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vaccine phối hợp phòng bệnh bạch hầu: Quinvaxem hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.

Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.

Lịch tiêm chủng vaccine DTP hoặc Quinvaxem

Mũi thứ 1: Tiêm khi trẻ 2 tháng tuổi

Mũi thứ 2: Sau mũi thứ nhất 1 tháng

Mũi thứ 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng

Mũi thứ 4: Khi trẻ 18 tháng tuổi

Tú Anh

Năng lượng Mới