"Bầu" Kiên - câu chuyện của "lợi ích nhóm"
(Petrotimes) - Những sai phạm của "bầu" Kiên vẫn đang được các cơ quan Cảnh sát điều tra làm rõ. Theo thông tin mới nhất được đại diện Ngân hàng Nhà nước (NHNN) phát đi thì vấn đề của "bầu" Kiên "không liên quan trực tiếp ACB mà là câu chuyện sở hữu chéo, nhóm và lợi ích cục bộ”
>> Eximbank lấy tiền ở đâu để 'đạo diễn' vụ thâu tóm Sacombank?
>> Sở hữu chéo ngân hàng: Câu chuyện thực và ảo!
>>Chủ tịch Sacombank thôi chức: Không bất ngờ!
>>Người thân của Chủ tịch Sacombank mua cổ phiếu “chui”
>>Phó TGĐ Sacombank bị phát hiện bán “chui” cổ phiếu
>> Gia đình ông Đặng Văn Thành nắm giữ những tài sản gì?
>> ACB lỗ 659 tỉ đồng vì... vàng
>> Dư chấn “bầu” Kiên khiến tài sản của ACB giảm 67.000 tỉ đồng
>>Nghe đoạn băng ghi âm để biết vì sao ông Trần Xuân Giá và 3 'sếp' ACB bị khởi tố
>>“Trận đồ bát quái” thị trường tài chính - ngân hàng!?
>>Ông Trần Xuân Giá: Công trạng và sai lầm
>>“Sếp” ngân hàng “rủ nhau” từ nhiệm: Bình thường và bất thường
"Bầu" Kiên thời còn "ăn to nói lớn"!
Sở hữu chéo NH đang được xem là một trong những nguy cơ tiềm ẩn gây bất ổn trong nền kinh tế. Điều này đã được ông Đặng Thanh Bình, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đề cập tại buổi họp báo Hội nghị quốc tế Ổn định tài chính khu vực Đông Á ngày 20/11 khi cho rằng, cổ đông của các NH đã có công ty con, các công ty này vay tiền của NH rồi đầu tư vào các NH khác dẫn tới chuỗi sở hữu lằng nhằng. Vì thế, đã không tạo ra sự lành mạnh, mịnh bạch trong hoạt động, tạo nguy cơ rủi ro cho chính các NH.
Nhận định trên của Phó Thống đốc Đặng Thanh Bình được dẫn dụ bằng một ví dụ cụ thể khi trả lời về những thông tin liên đến “bầu” Kiên và NH ACB. Theo đó, Phó Thống đốc khẳng định: “Vấn đề ông Kiên không liên quan trực tiếp ACB mà là câu chuyện sở hữu chéo, nhóm và lợi ích cục bộ”.
Trước đó, trong bản báo cáo kinh tế vĩ mô 2012, vấn đề sở hữu chéo NH cũng được nhìn nhận là nguy cơ gia tăng nợ xấu, khiến chủ trương giải quyết nợ xấu của Đảng, Nhà nước và của cả nền kinh tế vốn đã khó khăn lại càng trở nên khó khăn hơn.
Như Petrotimes đã đưa tin, sau quá trình điều tra, xem xét, Cơ quan cảnh sát điều tra khẳng định, những sai phạm của "bầu" Kiên là kinh doanh trái phép, làm trái quy định và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Đáng chú ý trong số những hành vi vi phạm pháp luật đang được Cơ quan điều tra làm rõ, dư luận xã hội đang đặc biệt chú ý đến giao dịch mua bán cổ phiếu 20 triệu cổ phiếu của Công ty Thép Hòa Phát do Công ty Cổ phần Đầu tư ACB Hà Nội - một trong ba công ty thuộc diện điều tra, nghi vấn - với Tập đoàn Hòa Phát. Tổng giá trị của hợp đồng mua bán này là 264 tỉ đồng. Tuy nhiên, 20 triệu cổ phiếu này lại được "bầu" Kiên mang đi thế chấp để vay tiền ở ACB.
Sự nhập nhằng trong giao dịch này đến nay vẫn chưa được làm rõ nhưng có thể thấy 2 khả năng xảy ra: Hoặc ACB là nạn nhân của "bầu" Kiên hoặc Tập đoàn Hòa Phát đã bị lừa.
Nói như vậy để thấy rằng, dù tình huống nào xảy ra đi nữa thì "bầu" Kiên vẫn lộ rõ chân tướng là một siêu lừa đảo. Vấn đề đặt ra là giao dịch này đã được thực hiện như nào và tại sao một tập đoàn lớn như Hòa Phát và một NH có bề dày lịch sử như ACB lại dễ dàng bị qua mặt như vậy?
>> Lộ diện “cục nợ” 3.000 tỉ đồng của công ty ông Đặng Thành Tâm
>> Sở hữu chéo ngân hàng: Câu chuyện thực và ảo!
>> Ma trận của “bầu” Kiên: Sau Hòa Phát sẽ là...
>> Ai đã bảo kê cho giao dịch “ma” của “bầu” Kiên?
Nhóm phóng viên Petrotimes