TotalEnergies: Phát triển bền vững và ứng phó với biến đổi khí hậu (Kỳ IV)
(PetroTimes) - Trách nhiệm đầu tiên của TotalEnergies SE (Công ty) với tư cách là nhà sản xuất dầu là sản xuất theo phương cách khác, nghĩa là đồng thời giảm thiểu cả lượng khí thải.
Tập trung vào tài sản dầu khí có chi phí thấp và phát thải thấp
Năm 2023, nhu cầu toàn cầu về các sản phẩm dầu mỏ đạt 101,8 Mb/d, tức là tăng 2,3 Mb/d so với mức năm 2022 và sẽ tiếp tục tăng trong thập kỷ theo IEA (105,7 Mb/d vào năm 2028). Những dự báo về nhu cầu dầu này vẫn phụ thuộc đặc biệt vào tăng trưởng dân số và kinh tế, tốc độ thâm nhập thị trường của những đổi mới công nghệ carbon thấp như xe điện EV và những thay đổi trong hành vi của người tiêu dùng.
Ảnh minh họa |
Ngoài ra, Công ty cũng sẽ phát triển theo cách khác biệt theo lộ trình chuyển đổi năng lượng cụ thể của các quốc gia khác nhau. Như vậy, nhu cầu dầu có thể bắt đầu giảm vào khoảng năm 2030 song với tốc độ chậm hơn tốc độ suy giảm tự nhiên hiện tại của các mỏ giếng hiện có (khoảng 4%/năm). Do đó, Công ty tin tưởng các dự án dầu khí mới vẫn cần thiết để đáp ứng nhu cầu này và giữ giá cả ở mức chấp nhận được nhằm tạo điều kiện cho một quá trình chuyển đổi công bằng cho phép mọi người có thời gian thích ứng với việc sử dụng năng lượng. Năm 2023, Công ty đã sản xuất 1,4 Mb/d dầu, tương đương với mức năm 2019, chiếm khoảng 1,5% sản lượng dầu toàn thế giới.
Trách nhiệm đầu tiên của Công ty với tư cách là nhà sản xuất dầu là sản xuất theo phương cách khác, nghĩa là đồng thời giảm thiểu cả lượng khí thải. Để đạt được mục tiêu đó, Công ty đã phê duyệt các dự án hydrocarbon trên cơ sở các tiêu chí thực hiện, đặc biệt là chi phí kỹ thuật và cường độ carbon (thuộc các Phạm vi 1 và 2). Công ty còn vận hành các mỏ giếng của mình theo các yêu cầu nghiêm ngặt liên quan đến an toàn, giảm thiểu khí thải và tác động đến môi trường. Do đó, dòng tiền được tạo ra từ các hoạt động dầu khí này góp phần thúc đẩy đầu tư của Công ty vào năng lượng tái tạo.
Tiêu điểm: (i) Tại Brazil, Công ty đang theo đuổi chiến lược đầu tư vào tài sản chi phí thấp, carbon thấp tại mỏ Mero. Tàu chứa và dỡ hàng sản xuất nổi đầu tiên (FPSO) bắt đầu hoạt động (5/2022), tiếp theo là tàu FPSO thứ hai (cuối tháng 12/2023) và tiếp theo sau là hai tàu FPSO nữa được triển khai so le cho đến năm 2025. Công ty cũng có mặt tại các mỏ giếng Atapu và Sepia ngoài khơi, tương ứng với trữ lượng phát thải thấp, chi phí thấp, trong đó quyết định bắt đầu sản xuất hai FPSO mới hiện đang được nghiên cứu. (ii) Tại Iraq, GGIP (Dự án tích hợp tăng trưởng khí đốt) là một dự án đa năng lượng lớn. (iii) Công ty cũng đang tập trung đầu tư thăm dò vào triển vọng dầu mỏ với chi phí kỹ thuật thấp, lượng khí thải nhà kính GHG thấp và thời gian thực hiện ngắn. Đặc biệt, năm 2023, Công ty cũng đã tiếp tục đánh giá và thực hiện những khám phá ở Suriname (2020), cho phép khởi động các nghiên cứu phát triển cho một dự án dầu lớn với sản lượng 200 kb/d tại Lô 58, ngoài khơi Suriname. Năm 2023, Công ty cũng tiếp tục đánh giá và thẩm định phát hiện được thực hiện tại Namibia (2022). (iv) Tại Canada, Công ty cũng đã bán quyền sở hữu dự án cát dầu để tập trung phân bổ vốn đầu tư vào các tài sản có điểm hòa vốn thấp và hàm lượng carbon thấp (11/2023).
Tiếp tục cắt giảm khí thải trong mảng dầu khí
Hiện trách nhiệm chính của Công ty với tư cách là nhà sản xuất nhiên liệu hóa thạch là cắt giảm đáng kể lượng khí thải tại các cơ sở của mình. Công ty hiện đang kiên quyết tiếp tục cắt giảm lượng khí thải từ các tài sản do Công ty hiện đang vận hành. Trong phạm vi hoạt động củng mảng dầu khí của Công ty (2015), lượng khí thải từ các tài sản do Công ty vận hành đã giảm hơn 34% so với mức năm 2015, giảm từ 46 xuống 30MtCO₂e/boe (2023) (giảm 36% đối với dầu khí được vận hành ở thượng nguồn và giảm 32% trong lĩnh vực tinh chế và hóa chất).
Năm 2023, với hơn 140 dự án giảm phát thải khí nhà kính GHG sắp thành hiện thực, Công ty đã cắt giảm lượng phát thải 1,5 MtCO₂e trên toàn bộ tài sản mà Công ty hiện đang vận hành. Những nỗ lực giảm thiểu liên tục này đã giúp có thể giảm cường độ vốn chủ sở hữu thuộc các Phạm vi 1và 2 của tài sản dầu khí thượng nguồn của Công ty, từ 20 kgCO₂e/boe (2020), xuống chỉ còn 18 kgCO₂e/boe (2023). Những kết quả này đưa Công ty đứng vào nhóm những công ty có cường độ vốn tốt nhất trong lĩnh vực dầu khí.
Tiêu điểm: Tại Nigeria: Công ty hiện đang thực hiện một dự án lớn nhằm loại bỏ việc đốt dầu thường xuyên và là ưu tiên hàng đầu để cắt giảm lượng khí thải CO₂ và khí methane. Từ năm 2000, Công ty đã cam kết không sử dụng nó cho các dự án mới của mình nữa. Là thành viên sáng lập sáng kiến “Không đốt dầu thường xuyên vào năm 2030” của Ngân hàng Thế giới kể từ năm 2014, Công ty đã cam kết chấm dứt kiểu đốt dầu thường xuyên này vào năm 2030.
Tại Nigeria, tài sản OML100 chiếm 57% tổng số vụ đốt dầu thường xuyên trên toàn cầu (2020). Việc chấm dứt hoạt động đốt dầu thường xuyên ở lô ngoài khơi OML100 có hiệu lực vào năm 2023 sau khi triển khai một dự án lớn được thực hiện trong quá trình quay vòng theo kế hoạch. Đây là cơ sở cuối cùng của Công ty ở Nigeria được đốt dầu thường xuyên theo thiết kế (thiết kế ban đầu, cơ sở vật chất được đưa vào hoạt động năm 1993). Những sửa đổi đáng kể trong quá trình lắp đặt đã được thực hiện để đưa khí được sản xuất đến nhà máy Bonny LNG thay vì đốt bỏ chúng (khí dư được xuất sang nhà máy NLNG và được bình ổn giá) với mức giảm CO₂ là khoảng 330 KtCO₂e/năm.
Hiện mục tiêu cắt giảm phát thải trong mảng dầu khí của Công ty là tái khẳng định mục tiêu loại bỏ carbon nhằm mục đích giảm 40% lượng phát thải ròng thuộc Phạm vi 1 và 2 đến năm 2030 so với mức năm 2015 với mức giảm ròng từ 5 Mt carbon đến 10 Mt carbon trong tự nhiên. Mục tiêu của Công ty cũng còn bao gồm lượng khí thải được tạo ra từ chiến lược tăng trưởng điện mà Công ty đã theo đuổi từ năm 2015, điều này đã thúc đẩy Công ty tạo ra danh mục các nhà máy phát điện linh hoạt (CCGT). Năm 2023, lượng phát thải khí nhà kính GHG từ các cơ sở do Công ty vận hành đạt mức thấp hơn 24% so với mức năm 2015, ở mức gần 35 MtCO₂e/năm. Từ năm 2022 đến năm 2023, mức giảm phát thải này là 13%. Nguyên nhân chủ yếu là do tỷ lệ sử dụng CCGT thấp hơn, các dự án giảm phát thải, chẳng hạn như giảm đốt dầu thường xuyên ở Angola và Nigeria, và cải thiện hiệu quả sử dụng năng lượng. Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, Công ty hiện đang huy động mọi công cụ sẵn có để tránh và cắt giảm lượng khí thải từ hoạt động của mình. Việc đền bù từ các bể chứa carbon tự nhiên sẽ chỉ bắt đầu từ năm 2030 trở đi, để bù đắp lượng khí thải dư thừa nhằm theo đuổi mục tiêu của Công ty, trên cơ sở tiêu thụ khoảng 10% lượng đơn vị tín chỉ carbon của Công ty mỗi năm.
Kế hoạch hiệu quả năng lượng: 1 tỷ USD chi tiêu trong 2 năm
Nâng cao hiệu quả năng lượng tại các cơ sở vận hành: (i) Tối ưu hóa vận hành: Tại E&P, triển khai các bộ lọc không khí hiệu suất cao để cải thiện hoạt động của turbine khí trên tất cả các tài sản do Công ty vận hành; tối ưu hóa mạng lưới hơi nước ở tất cả các nhà máy lọc dầu và hóa dầu; quy trình tắt và khởi động lại CCGT ở Pháp đã được sửa đổi để giảm phát thải khí nhà kính GHG. (ii) Điện và năng lượng tái tạo: Tại Argentina, chuẩn bị kết nối các công trình lắp đặt Neuquén E&P vào mạng lưới điện; tại Nigeria, khởi động dự án năng lượng mặt trời trên OML (tài sản thượng nguồn); trong phân khúc Tiếp thị và Dịch vụ, Công ty theo đuổi và đẩy nhanh quá trình năng lượng mặt trời hóa mạng lưới trạm dịch vụ của Công tycó thể kết hợp với dung lượng lưu trữ (pin). (iii) Kỹ thuật số và giám sát: Bản sao kỹ thuật số CCGT của Công ty được phát triển để tối ưu hóa hoạt động của chúng; tại đơn vị kinh doanh tiếp thị và dịch vụ ở Pháp, việc triển khai đo đếm điện phụ tải tại các trạm mới để quản lý mức tiêu thụ theo khu vực trên cùng một hệ thống lắp đặt. (iv) Cải tiến thiết kết tài sản: Tại các nhà máy lọc dầu ở khu vực châu Âu: Điện khí hóa máy nén, tích hợp nhiệt và tối ưu hóa hiệu suất lò; tại CCGT ở Pháp, Công ty lắp đặt các bộ biến thiên trên máy bơm và máy nén.
Kế hoạch tiết kiệm năng lượng – tiến độ đến năm 2023: Việc tiết kiệm năng lượng trong hoạt động của Công ty đem lại lợi ích theo nhiều cách: Công ty đóng góp vào chiến dịch chung về hiệu quả năng lượng, giúp giảm lượng khí thải carbon và giảm chi phí. Tháng 9/2022, Công ty đã triển khai kế hoạch đẩy nhanh mức tăng hiệu quả sử dụng năng lượng tại các cơ sở hoạt động của mình trên toàn thế giới. Công ty hiện đang đầu tư 1 tỷ USD vào các nỗ lực nhằm giảm thiểu hơn nữa việc sử dụng năng lượng.
Kế hoạch này, tập trung vào bốn đòn bẩy chính, sẽ hỗ trợ các biện pháp được áp dụng trong nhiều năm qua trong các mảng kinh doanh của Công ty. Mỗi phân khúc kinh doanh đã xây dựng kế hoạch tăng tốc tiết kiệm năng lượng, với hơn 150 sáng kiến được ghi nhận tại mảng thăm dò và sản xuất, với hơn 200 dự án tại mảng lọc hóa dầu và hơn 40 sáng kiến tại mảng tiếp thị và dịch vụ-khí đốt, năng lượng tái tạo và điện. Để theo kịp những nỗ lực này, ngày càng có nhiều cơ sở được chứng nhận ISO 50001 với các dự án đã được xác định sẽ được triển khai trong năm 2024 sẽ giúp Công ty đạt được mục tiêu cắt giảm 2 Mt CO₂e.
Link nguồn:
Tuấn Hùng