Giá dầu hôm nay (2/9): Giảm trong phiên giao dịch đầu tuần
(PetroTimes) - Giá dầu thế giới hôm nay (2/9) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi các nhà đầu tư cân nhắc về việc OPEC+ tăng sản lượng từ tháng 10 so với sản lượng bị cắt giảm mạnh từ Libya. Cùng với đó, nhu cầu dầu đang chậm lại ở Trung Quốc và Mỹ - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Cụm Giàn CNTT số 2. Tác giả: Lê Anh Đức |
Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 2/9/2024 theo giờ Việt Nam, trên sàn New York Mercantile Exchange, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2024 ở mức 73,01 USD/thùng, giảm 0,54 USD trong phiên và giảm 0,64 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 1/9.
Giá dầu Brent giao tháng 11/2024 ở mức 76,35 USD/thùng, giảm 0,58 USD trong phiên và giảm 0,69 USD/thùng so với cùng thời điểm ngày 1/9.
Giá dầu thế giới hôm nay (2/9) giảm trong phiên giao dịch đầu tuần khi các nhà đầu tư cân nhắc về việc OPEC+ tăng sản lượng từ tháng 10 so với sản lượng bị cắt giảm mạnh từ Libya. Cùng với đó, nhu cầu dầu đang chậm lại ở Trung Quốc và Mỹ - hai quốc gia tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới.
Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ và các đồng minh (OPEC+) sẽ tiến hành tăng sản lượng dầu theo kế hoạch từ tháng 10.
Tám thành viên OPEC+ dự kiến sẽ tăng sản lượng thêm 180.000 thùng/ngày vào tháng 10, như một phần của kế hoạch bắt đầu nới lỏng mức cắt giảm sản lượng gần đây nhất là 2,2 triệu thùng/ngày trong khi vẫn duy trì các mức cắt giảm khác cho đến cuối năm 2025.
Nhà phân tích thị trường Tony Sycamore của IG cho biết: "Có những lo ngại rằng OPEC+ sẽ tiếp tục tăng sản lượng từ tháng 10. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng việc này phụ thuộc vào giá cả vì nó có khả năng xảy ra nếu giá dầu WTI đạt gần mức 80 USD/thùng hơn là 70 USD/thùng".
Tại Libya, Công ty Dầu mỏ Vịnh Ả Rập đã nối lại sản lượng lên tới 120.000 thùng/ngày để đáp ứng nhu cầu trong nước, trong khi xuất khẩu vẫn bị tạm dừng sau khi bế tắc giữa các phe phái chính trị khiến hầu hết các mỏ dầu của nước này phải đóng cửa.
Một cuộc khảo sát chính thức được công bố hôm thứ Bảy (31/8) cho thấy, hoạt động sản xuất của Trung Quốc đã giảm xuống mức thấp nhất trong sáu tháng vào tháng 8 do giá tại xưởng giảm mạnh và các chủ doanh nghiệp phải vật lộn để giành được đơn đặt hàng, từ đó gây áp lực buộc các nhà hoạch định chính sách phải tiếp tục thực hiện các kế hoạch kích thích tiêu dùng nhiều hơn cho các hộ gia đình.
Dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA) cho thấy, mức tiêu thụ dầu của nước này đã chậm lại vào tháng 6 xuống mức thấp nhất theo mùa kể từ đại dịch Covid-19 năm 2020.
Các nhà phân tích của ANZ lưu ý: "Chúng tôi thấy sự suy giảm trong tăng trưởng vào năm 2025, do những khó khăn kinh tế ở Trung Quốc và Mỹ. Chúng tôi tin rằng OPEC sẽ không còn lựa chọn nào khác ngoài việc trì hoãn việc chấm dứt cắt giảm sản lượng tự nguyện nếu muốn giá dầu tăng cao hơn".
Baker Hughes cho biết trong báo cáo hàng tuần rằng số lượng giàn khoan dầu đang hoạt động của Mỹ không đổi ở mức 483 giàn vào tuần trước .
Giá bán lẻ xăng dầu trong nước đã được liên Bộ Tài chính - Công Thương điều chỉnh tại kỳ điều hành giá chiều ngày 29/8. Trong đó, xăng E5 RON 92 giảm 92 đồng/lít; xăng RON 95-III giảm 208 đồng/lít. Giá dầu diesel giảm 299 đồng/lít; dầu mazut giảm 194 đồng/kg; dầu hỏa giảm 84 đồng/lít.
Giá dầu hôm nay (29/8): Dầu thô tiếp tục giảm |
Giá dầu hôm nay (30/8): Dầu thô tăng trở lại |
Giá dầu hôm nay (31/8): Dầu thô quay đầu giảm |
Giá dầu trong tuần (26/8-1/9): Dầu thô kết thúc tuần giảm giá |
Minh Đức