Một số nước EU vẫn coi Nga là bạn tốt
(PetroTimes) - Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU, Josep Borrell, thừa nhận rằng không phải mọi quốc gia thành viên đều coi Nga là “mối đe dọa hiện hữu nhất” của châu Âu.
Vì sao Mỹ muốn 'trì hoãn' dự án khí ở Bắc Cực của Nga? |
Mỹ cáo buộc Nga vi phạm lệnh trừng phạt của LHQ về nhiên liệu vận chuyển tới Triều Tiên |
Người đứng đầu chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell phát biểu tại Nghị viện Châu Âu tại Brussels. Ảnh RT |
Ông cho rằng những tranh chấp giữa các thành viên đang ngăn cản khối đưa ra lập trường thống nhất về Moscow.
Phát biểu tại Đại học Oxford ở Anh cuối tuần trước, ông Borrell cho biết ông nhận thấy “nhiều đối đầu hơn và ít hợp tác hơn” trong các vấn đề thế giới, đồng thời nêu ra những trường hợp bất đồng quan điểm giữa các thành viên EU khi đề cập đến Tổng thống Nga Vladimir Putin và cuộc xung đột ở Ukraine.
“Ngày nay, ông Putin là mối đe dọa hiện hữu đối với tất cả chúng ta. Nếu ông Putin thành công ở Ukraine, ông ấy sẽ không dừng lại ở đó”, ông Borrell tuyên bố và nói thêm rằng chiến thắng của Nga sẽ làm suy yếu an ninh của châu Âu. Tuy nhiên, “không phải tất cả mọi quốc gia ở Liên minh Châu Âu đều đồng tình với đánh giá này,” ông nhấn mạnh.
“Một số thành viên Hội đồng Châu Âu nói: Không, Nga không phải là một mối đe dọa hiện hữu. Ít nhất là không phải cho tôi. Tôi coi Nga là một người bạn tốt'”, ông Borrell nói mà không nêu tên các nước cụ thể. “Trong một liên minh được điều hành bởi sự đồng thuận, các chính sách của chúng tôi đối với Nga luôn bị đe dọa bởi một quyền phủ quyết duy nhất – một là đủ.”
EU đã áp đặt nhiều vòng trừng phạt đối với Nga kể từ khi Moscow triển khai chiến dịch quân sự ở Ukraine vào tháng 2/2022.
Tuy nhiên, Thủ tướng Viktor Orban của Hungary và Robert Fico của Slovakia đã từ chối gửi vũ khí tới Ukraine và nhấn mạnh rằng xung đột cần được giải quyết thông qua đàm phán.
Hungary đã trì hoãn gói viện trợ Ukraine trị giá 50 tỷ euro của EU trong vài tháng, cho đến khi ông Orban dỡ bỏ quyền phủ quyết của mình vào tháng 2 năm 2024.
Đầu tuần này, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron một lần nữa từ chối loại trừ khả năng gửi quân NATO tới Ukraine, cho rằng “sự sống còn của lục địa” đang bị đe dọa. Nhận xét của ông đã bị Ngoại trưởng Hungary Peter Szijjarto chỉ trích nặng nề, người cho rằng việc gửi lực lượng NATO tới Ukraine có thể gây ra một cuộc chiến tranh toàn cầu.
Trong khi đó, Moscow cáo buộc ông Macron gây ra "sự leo thang bằng lời nói" nguy hiểm, có thể dẫn đến xung đột vượt khỏi tầm kiểm soát.