AI có thể cứu vãn suy thoái kinh tế?
Theo một nghiên cứu mới đây, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể đóng góp 4.000 tỷ USD cho kinh tế toàn cầu, và trở thành động lực tăng trưởng chính từ đầu thập kỷ tới.
AI sẽ mang đến động lực mới cho kinh tế thế giới |
AI hay nói rộng hơn, kinh tế số đang là xu hướng được cả thế giới chờ đợi. Trong cách nhìn của giới nghiên cứu, tình trạng suy thoái kinh tế hiện nay là trạng thái tất yếu để chuyển sang hình thái phát triển mới.
Thời kỳ đại công trường công nghiệp tiêu biểu bởi dây chuyền tự động hóa, hoặc tự động hóa một phần đã đến đỉnh và bắt đầu xuống dốc. AI hứa hẹn sẽ thay sức lao động con người tiếp nối chu trình kinh tế mới.
Ở đó, mọi hoạt động vật chất của con người không gắn trực tiếp với nhà xưởng, những gì con người quán xuyến chính là dữ liệu và dữ liệu lớn (BigData). Robot vật lý cũng trở nên lạc hậu nếu chúng không được trang bị con chip thế hệ mới thông minh hơn nhờ mức độ phức tạp của thuật toán.
Hòn đá tảng mang tên “suy thoái” mà thế giới đang đối mặt là bài toán nan giải. Hầu hết các chính phủ, các chuyên gia kinh tế, tài chính hàng đầu đã vắt óc nhưng không có giải pháp nào tối ưu để xoay chuyển động lực tăng trưởng.
Tăng trưởng năng suất lao động ở Hoa Kỳ, vốn đạt 1,73% trong thập kỷ trước cuộc khủng hoảng tài chính, đã giảm hơn 2/3 xuống còn 0,53% trong thập kỷ trước đại dịch. Tất cả công cụ đã được sử dụng, như điều chỉnh lãi suất, hạ thuế quan thương mại xuyên biên giới về 0, mậu dịch tự do, đồng tiền chung,…nhưng tăng trưởng kinh tế vẫn chậm lại.
Nhóm các nền kinh tế chiếm hơn 3/4 sản lượng kinh tế toàn cầu chứng kiến hiện tượng già hóa dân số đã hạn chế sự tăng trưởng của nguồn cung lao động, làm tăng tỷ lệ phụ thuộc, và tạo ra áp lực về tài chính, an sinh xã hội, cạnh tranh sinh tồn.
Một nghiên cứu mới đây của Viện Kinh tế toàn cầu McKinsey cho thấy, công nghệ AI có thể bổ sung hơn 4 nghìn tỷ đô la Mỹ hàng năm cho nền kinh tế toàn cầu. Trong khi đó, lĩnh vực không có AI và sử dụng các hình thức tự động hóa khác đang tạo ra khoảng 11 nghìn tỷ USD.
Dự báo, từ năm 2030 trở đi AI có thể trở thành động lực hàng đầu cho sự thịnh vượng toàn cầu. Những lợi ích tiềm năng đối với nền kinh tế thế giới bắt nguồn từ những tiến bộ nhanh chóng trong AI - hiện được mở rộng hơn nữa nhờ AI tạo sinh, hay AI có thể tạo ra nội dung mới và các ứng dụng tiềm năng của nó trong mọi khía cạnh của hoạt động kinh tế.
Nếu những đổi mới này có thể được khai thác, AI có thể đảo ngược sự suy giảm dài hạn về tăng trưởng năng suất mà nhiều nền kinh tế tiên tiến hiện đang phải đối mặt.
Kinh tế toàn cầu đang suy thoái |
Tuy nhiên, nhiều cuộc tranh luận gần đây đã tập trung vào những mối nguy hiểm mà AI gây ra. Ví dụ: tranh chấp việc làm với con người, xóa nhòa ranh giới của lao động, làm suy yếu tiềm năng và sự khéo léo của con người; thậm chí lũng đoạn cấu trúc xã hội…
Những lo lắng này hoàn toàn có cơ sở - cho đến khi con người không thể điều khiển được AI. Vậy thực tế có phần viễn tưởng này có thể xảy ra? Hiện nay, tất cả chúng ta vẫn tin vào định đề “con người là chúa tể muôn loài”. Nghĩa là trên thế giới này không có cơ chế sống nào hoàn thiện và linh hoạt hơn bộ não người.
AI cũng do con người tạo ra, nó chỉ trở nên “thiện chiến” khi được cung cấp năng lượng, thông tin dữ liệu, mà năng lượng hay dữ liệu cũng chỉ con người mới có thể sáng tạo ra.
Một số hình thức AI mới như chatbox gây lo ngại. Mặc nhiên, điều đó là chưa cần thiết, bởi vì những “sáng tạo” của chúng như viết văn, viết báo, làm thơ, sáng tác nhạc… cũng chưa vượt khỏi tầm kiểm soát của bộ não người.
Trí tuệ nhân tạo: Mạnh ai nấy làm! |
8 nguy cơ trí tuệ nhân tạo có thể gây ra với loài người |
Hành trình đầy cảm hứng của Sam Altman |