BRICS mở rộng sẽ "đuổi kịp" Mỹ và phương Tây?
Sau Thượng đỉnh tại Nam Phi, khối BRICS được cộng gộp thêm đáng kể sức mạnh, nhưng cuối cùng sức mạnh "mềm" của BRICS mở rộng không chỉ là phép cộng cơ học.
Thị phần thương mại BRICS tăng đáng kể sau khi kết nạp thêm 6 thành viên |
Sở dĩ phải đặt câu hỏi này là bởi Trung Quốc đang dẫn dắt khối BRICS trên lộ trình tách rời và đối đầu Mỹ và phương Tây. Dù không có quan chức nào của khối thừa nhận điều này nhưng chỉ mỗi mục đích tạo ra đồng tiền chung BRICS, bài trừ đô la Mỹ cũng đã gieo vào người Mỹ suy nghĩ đối kháng.
Ông Pankaj Jha, Giáo sư tại Đại học Toàn cầu Jindal (Ấn Độ) phát biểu rằng: BRICS là một cấu trúc hợp tác, toàn diện, có thể thúc đẩy chương trình nghị sự toàn cầu, nhưng cũng nên bắt buộc các quốc gia thành viên phải chấp nhận chương trình nghị sự thông qua thảo luận thay vì để một quốc gia nào hoàn toàn thống trị chương trình nghị sự của BRICS.
Xâu chuỗi các động thái gần đây của Trung Quốc càng thấy rõ cường quốc châu Á muốn tạo ra bước ngoặt quyết định. Đặc biệt từ khi ông Vương Nghị và ông Dương Khiết Trì lớn tiếng chỉ trích Mỹ tại hội đàm Alaska (3/2021) đúng vào dịp tròn 120 năm ngày ký Hiệp ước Tân Hợi 1901, nỗi căm hờn mà người Trung Quốc không bao giờ quên.
Bất luận thế nào thì BRICS đều vấp phải sự phản kháng quyết liệt từ Mỹ và phương Tây, một cuộc đấu có ý nghĩa minh định bên nào nắm quyền dẫn dắt thế giới. Do vậy kể từ đây, các bên sẽ tăng cường thu vén quyền lực, tận dụng tối đa cơ hội để lôi kéo đồng minh; trước mắt là chạy đua công nghệ 4.0, không loại trừ cạnh tranh vũ trang.
Có thể nói Trung Quốc đặt niềm tin rất lớn ở BRICS, nơi có thể giúp họ huy động thêm sức mạnh, có thêm nhiều “người chơi” cho bộ luật toàn cầu - mà rồi đây họ sẽ trình làng sớm hay muộn. Do vậy, BRICS mở rộng chỉ có ý nghĩa khi nó có quyền phát ra tiếng nói đối trọng, nếu không mọi thứ là vô nghĩa.
Dĩ nhiên, tiếng nói đủ trọng lượng trên trường quốc tế luôn luôn được đảm bảo bởi một hệ thống kinh tế hùng mạnh, nắm bí quyết công nghệ tiên tiến, làm chủ dòng thương mại, tài chính tiền tệ,… đủ sức khuất phục phần còn lại của thế giới. Vậy BRICS mở rộng đang có gì?
BRICS cũng gia tăng ảnh hưởng trên thị trường dầu mỏ |
Kết nạp thêm 6 thành viên mới, khối BRICS sẽ tăng ảnh hưởng trên thị trường dầu mỏ. Trước Hội nghị thượng đỉnh, các thành viên ban đầu chiếm khoảng 20% sản lượng dầu toàn cầu. Việc bổ sung Saudi Arabia, UAE và Iran giúp thị phần của BRICS tăng gấp đôi - lên khoảng 42% lượng dầu thô toàn cầu nếu xét trong năm 2022.
Từ đây sẽ thổi bùng đối đầu với Mỹ và châu Âu. Phương Tây sẽ dựa vào cam kết COP26 để thúc đẩy cắt giảm sử dụng năng lượng hóa thạch, làm giảm vai trò của dầu mỏ. Như vậy, thế giới phân định rõ 2 trường phái trong chiến lược sử dụng năng lượng.
Thị phần thương mại khối BRICS mở rộng tăng thêm 16%, chiếm xấp xỉ 40% toàn cầu. Mỹ đang đối phó bằng cách dời chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc, tước bỏ quyền lực “công xưởng thế giới”, trực tiếp làm giảm kim ngạch xuất nhập khẩu của nền kinh tế số 2 thế giới.
Ngoại trừ Trung Quốc, BRICS không có ưu thế về công nghệ bán dẫn, chế tạo thiết bị tinh vi. Người Mỹ biết rõ nhược điểm này nên đã phát động chiến tranh công nghệ từ năm 2019, kịp thời ngăn cản công ty Trung Quốc tiếp cận công nghệ tối tân.
Chính giới Mỹ rất hiếm khi bình luận về đồng tiền chung BRICS, nhưng chắc chắn rằng nhóm tài phiệt hàng đầu, ẩn sau lưng Cục dữ trữ Liên bang Mỹ (FED) là thế lực bí ẩn, được cho đang thao túng kinh tế thế giới nhiều thế kỷ. Chính lực lượng này mới có thể "ra tay" với đồng tiền chung BRICS, chứ không phải là chính trị gia trong Nhà trắng.
Theo Diễn đàn doanh nghiệp
BRICS mở rộng sẽ chiếm 44% trữ lượng dầu toàn cầu |
Tham vọng lớn còn dở dang của BRICS |
'Mở cửa' đón thành viên mới, BRICS "thiên vị" năng lượng? Mục đích là đồng USD? |