Quỹ VINIF: Hơn 750 tỷ đồng tài trợ cho khoa học công nghệ
(PetroTimes) - Trong hai ngày 26-27/7/2023, tại Hà Nội, Quỹ Đổi mới sáng tạo Vingroup (VINIF), Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn (VNCDLL) tổ chức Hội thảo kỷ niệm 5 năm hoạt động của Quỹ VINIF.
750 tỷ đồng trong 5 năm
Hội thảo có sự tham dự của đại diện lãnh đạo Bộ Khoa học Công nghệ, Bộ Giáo dục và Đào tạo; đại diện một số công ty, doanh nghiệp, Quỹ khoa học công nghệ, trường đại học và viện nghiên cứu; cùng các nhà khoa học, các chuyên gia trong nhiều lĩnh vực tài chính, chính sách: TS Nguyễn Quân, nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ; PGS Vũ Hải Quân, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Hội đồng đại học, Giám đốc Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh; PGS Chu Hoàng Hà, Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam; PGS Huỳnh Quyết Thắng, Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội; TS Lê Khắc Hiệp, Phó chủ tịch Tập đoàn Vingroup; TS Phạm Đình Đoàn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Phú Thái, Chủ tịch HĐQL Quỹ BK Fund…
Quỹ VINIF được thành lập từ tháng 8/2018, cho đến nay đã trải qua 5 năm hoạt động với nhiều chương trình tài trợ, thúc đẩy sự phát triển khoa học công nghệ và ứng dụng, bảo tồn các giá trị văn hóa lịch sử, học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và sau tiến sĩ, cùng rất nhiều hội thảo và các bài giảng đại chúng, đúng với mục tiêu vạch ra từ đầu của quỹ là hỗ trợ các nhà khoa học và các tài năng trẻ trong các lĩnh vực trọng yếu của đất nước, nhằm tạo ra những thay đổi tích cực và bền vững cho Việt Nam.
Sau 5 năm phát triển và sáng tạo với tinh thần cống hiến, đột phá và đạt các chuẩn mực quốc tế cao, VINIF đã tài trợ cho hơn 100 dự án khoa học công nghệ, gần 100 học bổng sau tiến sĩ, hơn 500 học bổng tiến sĩ, hơn 500 học bổng thạc sĩ, 6 đề án hợp tác đào tạo thạc sĩ khoa học dữ liệu, 8 dự án và 18 sự kiện về bảo tồn văn hóa lịch sử Việt Nam, gần 80 hội thảo khoa học công nghệ có tầm ảnh hưởng lớn và gần 60 chương trình bài giảng đại chúng - giáo sư thỉnh giảng, với tổng kinh phí lên tới hơn 750 tỷ đồng.
Trao gửi với niềm tin sâu sắc đến hơn 2.500 nhà khoa học trong nước
Giáo sư Vũ Hà Văn phát biểu tại hội thảo. Ảnh: HM |
Theo GS Vũ Hà Văn - Giám đốc khoa học Quỹ VINIF, ngày nay, việc đầu tư và tài trợ cho khoa học công nghệ đã trở thành tất yếu đối với tất cả các quốc gia. Đồng thời, quá trình này không chỉ có các tổ chức nhà nước tham gia, mà các nguồn tài trợ tư nhân cũng đang ngày càng khẳng định vị trí quan trọng và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Một ví dụ, đối với nước Mỹ, chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển (R&D) chiếm 3-4% GDP; năm 2020, Mỹ chi ra khoảng 700 tỷ USD để tài trợ, đầu tư cho các mục tiêu R&D, trong đó nguồn lực tư nhân chiếm khoảng 20%. Con số khổng lồ đó cho thấy, để đạt được một vị thế cao cùng các thành tựu đột phá trong trong khoa học công nghệ, cần sự chung tay bền vững và lâu dài của toàn xã hội.
Về mặt vĩ mô, có thể nói Việt Nam đang có một nguồn lực lao động dồi dào, chiếm khoảng 68,5% trên tổng dân số ở mức 100 triệu người. Lợi thế rất đáng kể này nếu được tận dụng hiệu quả có thể giúp đất nước nhanh chóng phát triển trong mọi mặt của nền kinh tế. Đầu tư cho khoa học công nghệ đỉnh cao và đào tạo được một đội ngũ trí thức trẻ đông đảo chính là chiến lược quan trọng để nhanh chóng đưa Việt Nam vươn lên. Một chiến lược phát triển khoa học công nghệ đúng đắn và hiệu quả, làm từ gốc, cần phải kết hợp được các yếu tố: (1) Xây dựng một thế hệ các nhà khoa học trẻ năng động, tài giỏi, toàn tâm toàn ý với nghề, đồng thời có tinh thần dấn thân, chính trực, có trách nhiệm với đất nước; (2) Hạn chế tình trạng chảy máu chất xám bằng cách kiến tạo những cơ chế và điều kiện nghiên cứu tốt nhất trong nước cho các nhà khoa học có cơ hội cống hiến, sử dụng trí lực và tâm lực của mình; (3) Nhanh chóng học hỏi, tiếp thu, kết nối với tinh thần cầu thị và tỉ mỉ nhất trước những thành tựu của thế giới; (4) Tập trung nguồn lực cho các nghiên cứu phát triển, đổi mới sáng tạo mang tính đột phá, tiên phong.
Các vị khách mời tại Tọa đàm “Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và hướng tới thương mại hóa các sản phẩm khoa học công nghệ” diễn ra sáng 26/7. Ảnh: HM |
Được thành lập từ năm 2018, VINIF nhận thức sâu sắc về tầm nhìn chiến lược để phát triển KHCN của đất nước với 4 yếu tố nói trên. Do đó, trong 5 năm qua, các chương trình tài trợ của quỹ không gì hơn là để hiện thực hóa từng yếu tố đó bằng sự nỗ lực và tinh thần trách nhiệm cao nhất:
- Để xây dựng một thế hệ các nhà khoa học trẻ năng lực, sáng tạo, chính trực, có trách nhiệm với xã hội và đam mê nghiên cứu, VINIF mở ra các chương trình tài trợ học bổng thạc sĩ, tiến sĩ và hợp tác đào tạo thạc sĩ liên kết.
- Để hạn chế tình trạng chảy máu chất xám, quỹ mở ra chương trình học bổng sau tiến sĩ để các nhà khoa học chuyên nghiệp người Việt trong và ngoài nước có thể tập trung với những công trình chất lượng cao trong các học viện, trường đại học, viện nghiên cứu hàng đầu cả nước.
- Để tập trung nguồn lực cho R&D, VINIF tài trợ cho các dự án khoa học công nghệ, quy tụ những chuyên gia và đề tài xuất sắc, tiệm cận trình độ khu vực và thế giới.
- Để kết nối, học hỏi, tiếp thu nhanh nhất các tiến bộ về khoa học kỹ thuật trên thế giới, ngoài các dự án được tài trợ có sự góp sức của các nhà khoa học và cơ sở nghiên cứu quốc tế, VINIF còn đẩy mạnh hoạt động tài trợ các hội thảo khoa học quốc tế, các bài giảng đại chúng do nhiều giáo sư hàng đầu thuyết giảng.
- Song song với tài trợ dự án và học bổng, VINIF cũng khởi động chương trình lưu giữ các giá trị văn hóa lịch sử vào năm 2021 nhằm bảo tồn giá trị văn hóa Việt và hỗ trợ các nhà văn hóa thực hiện các dự án ấp ủ của mình.
GS Vũ Hà Văn cho rằng, gần 800 tỷ đồng đã được VINIF trao gửi với niềm tin sâu sắc đến hơn 2.500 nhà khoa học trong nước trong những năm qua, thông qua 7 chương trình tài trợ, nhằm hỗ trợ họ tiếp cận và hiện thực hóa những ý tưởng nghiên cứu vượt trội. Ông cũng cho rằng, VINIF có một niềm tin vững chắc vào các nhà khoa học và nhà nghiên cứu của Việt Nam, với trí tuệ, lòng quyết tâm và tinh thần yêu nước, hoàn toàn có thể tạo ra những sản phẩm, ứng dụng mũi nhọn, các công nghệ “lõi”, và kết nối, lan tỏa những giá trị văn hóa lịch sử đặc sắc của Việt Nam ra thế giới, phục vụ sự phát triển bền vững của đất nước.
Tại hội thảo, ngoài các công trình, dự án trao gửi với niềm tin sâu sắc đến hơn 2.500 nhà khoa học trong nước và văn hóa lịch sử quan trọng được trình bày, còn có 2 tọa đàm mang nhiều ý nghĩa: “Thúc đẩy nghiên cứu, ứng dụng và hướng tới thương mại hóa các sản phẩm trao gửi với niềm tin sâu sắc đến hơn 2.500 nhà khoa học trong nước” và “Cơ hội, thách thức và giải pháp trong nghiên cứu và đào tạo trao gửi với niềm tin sâu sắc đến hơn 2.500 nhà khoa học trong nước”.
VinGroup tài trợ 1 triệu đôla Mỹ đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ |
Vingroup tài trợ 136 tỷ đồng cho 28 dự án khoa học công nghệ năm 2020 |
Hoài Thu