Thiếu thương hiệu, nông sản xuất khẩu bị giảm giá trị
Hơn 80% sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu không mang thương hiệu hoặc dán nhãn thương hiệu Việt Nam.
Ông Paul - Antoine Croize, đại diện EuroCham |
Ông Paul - Antoine Croize, Phó Chủ tịch Tiểu ban ngành kinh doanh Thực phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản thuộc EuroCham
Châu Âu là thị trường lớn, có nhu cầu nhập khẩu nhiều các loại trái cây, rau củ, đặc biệt là rau gia vị. Người dân châu Âu sẵn sàng trả giá cao hơn các thị trường khác để nhập khẩu và tiêu dùng các sản phẩm nông sản chất lượng cao, có thương hiệu.
Việt Nam có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi để xuất khẩu nông sản vào châu Âu. Nông sản Việt Nam rất đa dạng, giá cả phải chăng như cà phê, lúa gạo, hoa quả nhiệt đới… Tuy nhiên, do sản xuất với giá thành thấp, thách thức lớn nhất của nông sản Việt Nam là chưa được người tiêu dùng châu Âu biết đến nhiều. Bởi, hơn 80% sản phẩm nông sản Việt Nam xuất khẩu sang châu Âu không mang thương hiệu hoặc dán nhãn thương hiệu Việt Nam. Vì vậy, lợi nhuận thu được của các nhà sản xuất chưa cao.
Lấy ví dụ sản phẩm hạt tiêu (hồ tiêu) của Việt Nam hiện đã đạt chất lượng tốt với sản lượng lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, xét về giá thành sản phẩm trên một kg, hạt tiêu Việt Nam chỉ xếp thứ 8. Loại nông sản thế mạnh này rõ ràng đã bị mất giá trị nhiều lần so với các đối thủ cạnh tranh đã xây dựng được thương hiệu.
Các hệ thống phân phối ở châu Âu luôn ưu tiên bán sản phẩm theo nhu cầu của người tiêu dùng. Người tiêu dùng châu Âu sẵn sàng trả giá cao để mua hàng nếu gắn liền với sản phẩm đó là một câu chuyện, tích chuyện. Đầu năm nay, một hệ thống phân phối lớn toàn cầu đã tổ chức kết nối các doanh nghiệp Việt Nam với hệ thống bán lẻ ở Pháp. Qua các buổi làm việc, xúc tiến, kết nối, các doanh nghiệp bán lẻ sẵn sàng đưa sản phẩm nông sản Việt vào các hệ thống nếu đủ tài liệu liên quan đến marketing.
Do vậy, tôi cho rằng, để tiếp cận thị trường, doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư nhiều cho marketing, tiếp thị để thấu hiểu được nhu cầu tiêu dùng ở thị trường đích. Những năm gần đây, tôi nhận thấy Việt Nam có nhiều sản phẩm OCOP chất lượng nhưng không phải tất cả sản phẩm này đều phù hợp với các thị trường. Có sản phẩm có thể cung ứng ở châu Âu như thị trường Pháp, Phần Lan hoặc có sản phẩm bán sang các thị trường khác như Philippin chẳng hạn.
Song song với việc việc tìm hiểu thông tin thị trường (hay tình báo thông tin thị trường), các doanh nghiệp phải làm nhiều việc khác liên quan đến nâng cao nhận thức, xây dựng thương hiệu và gắn với đó là những tích chuyện, văn hoá vùng miền của sản phẩm. Các nhà phân phối châu Âu sẽ không bỏ qua sản phẩm nông sản nếu doanh nghiệp Việt quan tâm đến những vấn đề trên.
Để trái thanh long thực sự thành nông sản xuất khẩu chủ lực |
Thanh long Việt Nam được đánh giá 5 sao tại Australia |
Một số hãng hàng không đồng ý giảm phí vận chuyển cho nông sản xuất khẩu |