Đại gia Lê Ân đòi VCB Việt Nam trả nhiều tài sản khủng đã bán chui vắng chủ trái pháp luật
Là người sáng lập, giữ vai trò Chủ tịch HĐQT Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB), thời cuộc đã khiến đại gia Lê Ân rơi vào vòng lao lý. VCSB bị Ngân hàng Nhà nước đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, toàn bộ tài sản của VCSB được giao cho VCB Việt Nam quản lý.
Trước đó, Ngân hàng Nhà nước cho phép công ty kiểm toán VACO thuộc Bộ Tài chính kiểm toán các năm tài chính 1997, 1998 và các tháng năm 1999. Kết quả kiểm toán tài khoản có nhiều hơn nợ, nợ khó đòi không có, nợ quá hạn 0,04%. Bản kiểm toán này công bố ngày 11/8/1999. Cùng ngày này, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định số 10/1999 đặt VCSB vào tình trạng kiểm soát đặc biệt. Sau khi có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can vụ án VCSB, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo VCSB bàn giao toàn bộ tài sản của VCSB cho ban kiểm soát đặc biệt là chi nhánh Ngân hàng Nhà nước Bà Rịa – Vũng Tàu. Tại thời điểm bàn giao tồn quỹ tiền mặt đáp ứng chi trả tức thời trên 32 tỷ đồng và vàng, ngoại tệ vẫn bàn giao.
Thực hiện yêu cầu trên, ông Lê Ân đã chỉ đạo ban điều hành xin rút tiền mua trái phiếu Kho bạc Nhà nước tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nhận 55 tỷ đồng vốn và lãi về bàn giao cho ban kiểm soát đặc biệt tại VCSB và cũng bàn giao hết 14 tài sản là nhà, đất, người vay không trả được vốn lãi nợ vay hai bên căn cứ Điều 737 Bộ luật dân sự VCSB được quyền nhận tài sản thế chấp cấn trừ vốn lãi. Vụ án đã bị khởi tố hình sự tội cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng…
Ông Lê Ân |
Ông Lê Ân, khi đó đang bị cấm đi khỏi nơi cư trú, đã báo cáo xin lên TP.HCM để làm việc với Cơ quan điều tra Bộ Công an phía Nam. Ông Lê Ân khai báo toàn bộ tài sản cá nhân của ông Lê Ân từ TP.HCM, Hà Nội và Vũng Tàu nhà và đất gồm có 16 tài sản giá trị rất cao tại các địa điểm đắc địa để đảm bảo VCSB, nếu có thiệt hại thì ông Lê Ân với tư cách Chủ tịch HĐQT VCSB dùng tài sản cá nhân đền bù được Cơ quan điều tra ghi nhận.
Là người am hiểu và có uy tín trong lĩnh vực tài chính, ông Lê Ân từng gây dựng thương hiệu Quỹ tín dụng Hòa Hưng trở nên nổi tiếng, đóng góp nhiều cho sự phát triển của thành phố Hồ Chí Minh trong những những ngày đầu mới giải phóng. Năm 1991, ông Lê Ân khai trương Ngân hàng Thương mại cổ phần Vũng Tàu (VCSB) tại số 59 Trần Hưng Đạo, thành phố Vũng Tàu.
Trong thời gian hoạt động, VSCB dưới sự điều hành của ông Lê Ân đã được người dân tin tưởng, ăn nên làm ra và được đánh giá là một ngân hàng mạnh thời đó.
VCSB cũng là ngân hàng cổ phần ngoài quốc doanh không có vốn Nhà nước được cấp phép thanh toán quốc tế, vốn điều lệ lên 70 tỉ đồng và cũng là ngân hàng có xưởng chế biến vàng miếng. Vàng miếng thương hiệu “Vũng Tàu Việt Nam tiền vàng” của VCSB được người dân mua về tích trữ, dùng để giao dịch, như các thương hiệu miếng vàng khác.
Ông Lê Ân sau đó đã thành lập thêm Công ty Lê Hoàng để triển khai kinh doanh du lịch cho riêng mình ở thành phố biển. Ông Lê Ân trực tiếp làm Chủ tịch HĐQT Công ty Lê Hoàng và quyết định dùng tiền cá nhân đầu tư trị giá 82 tỉ đồng để làm công tác đền bù, giải tỏa sản lấp mặt bằng, thực hiện các thủ tục pháp lý đầy đủ để đưa công ty vào kinh doanh. Tiếp đến ông Lê Ân thành lập Làng cô nhi Nghĩa Ân ở huyện Đất Đỏ với vốn đầu tư 10 tỷ đồng là vốn tự có của Lê Ân, UBND tỉnh, Uỷ ban bà mẹ trẻ em và được Chính phủ chấp thuận.
Tại thời điểm đó khách gửi tiền nhiều, người vay ít ứ vốn, ông Lê Ân chỉ đạo ban điều hành mua trái phiếu kho bạc Bà Rịa – Vũng Tàu.
Trong vụ án Minh Phụng EPCO, Công ty Bình Giã vay tiền VCSB đầu tư dự án khu dân cư chợ Phước Thắng, đầu tư mở rộng đường Trần Phú 04 cây số. Liên quan đến việc đầu tư đường Trần phú, VCSB được UBND tỉnh chỉ đạo hỗ trợ vốn cho Công ty Bình Giã đáp ứng đầu tư dự án này. UBND tỉnh cũng có văn bản bảo lãnh công trình đổi lấy đất, VCSB được nhận thế chấp đất bảo đảm nợ vay. Và các “sự cố xảy ra từ đây”, HĐQT, BKS, BĐH VCSB bị khởi tố. Sau đó, thành viên HĐQT, BKS, BĐH bị bắt giảm với tội danh lừa đảo chiếm đoạt tài sản lập ngân hàng chiếm đoạt tiền gửi… Vụ án bị khởi tố điều tra từ năm 2000.
Ông Lê Ân và vợ |
Kết thúc điều tra, Toà án nhân dân tối cao toà phúc thẩm tại TP.HCM xét xử phúc thẩm bản án 1366/PTHS ngày 05,06/08/2003 xác định xuyên suốt bản án không có người bị hại. Ông Lê Ân kêu oan. Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao cho điều tra bổ sung đến hết năm 2004 và cũng không có tình tiết gì mới.
Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao đã có quyết định số 09/VKSNDTC-V1 ngày 22/12/2004 đình chỉ vụ án hình sự. Cũng trong ngày 22/12/2004, Viện Kiểm soát Nhân dân tối cao có quyết định số 53/VKSNDTC-V1 đình chỉ vụ án đối với bị can Lê Ân. Năm 2005, Chính phủ có văn bản số 3141/VPCP-KTTH ngày 08/05/2005, v/v: Biện pháp hỗ trợ xử lý VCSB đối với ngân hàng TMCP Vũng Tàu (VCSB).
Năm 2005, ông Lê Ân được Nhà nước cho về trước thời hạn để xử lý tồn tại VCSB đã phát hiện VCB Việt Nam bán hết trụ sở, chi nhánh của VCSB và bán hết tài sản, khách sạn, nhà hàng, biệt thự. Tổng cộng 7 hạng mục và bán 84.000 m2 đất tại phường 12. Việc bán này hoàn toàn trái pháp luật, vụ án chưa kết thúc điều tra, tài sản pháp nhân thuộc tập thể VCSB. Điều lệ VCSB được Nhà nước quy định người có thẩm quyền là ông Lê Ân – Chủ tịch HĐQT VCSB, lúc bán vụ án chưa kết thúc điều tra, chủ ngân hàng này là Lê Ân còn đang phục vụ điều tra, Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chưa có văn bản chỉ đạo… mà bán là bán “chui” vắng chủ. Mặc nhiên hoàn toàn trái pháp luật, VCSB khởi kiện yêu cầu toà án TP.Vũng Tàu xem xét giải quyết và tuyên buộc VCB Việt Nam đền bù thiệt hại cho VCSB giá trị tại thời điểm bản án có hiệu lực pháp luật.
Hải Anh