Phân tích và dự báo giá khí đốt trong trung và dài hạn
(PetroTimes) - Tình trạng căng thẳng của thị trường khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) vẫn sẽ tiếp tục diễn ra trong thời gian trung hạn. Nhưng việc xuất hiện một loạt các dự án xuất khẩu LNG từ giữa năm 2025 và việc giảm nhu cầu toàn cầu do bùng nổ năng lượng thay thế sẽ kéo giá khí đốt tự nhiên đi xuống.
Theo một báo cáo được Viện Kinh tế Năng lượng và Phân tích Tài chính (IEEFA) công bố vào ngày 15 tháng 2 vừa qua, dự kiến giá khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) sẽ duy trì ở mức cao trong trung hạn trước khi bắt đầu giảm giá từ năm 2026. Nguyên nhân là do tác động tổ hợp của việc xuất hiện nhiều dự án mới và nhu cầu bị giảm do sự phát triển liên tục của năng lượng thay thế.
Báo cáo còn chỉ rõ, trong bối cảnh nguồn cung tăng nhẹ và nhu cầu tăng cao ở châu Âu, thị trường LNG toàn cầu trong vài năm tới sẽ tiếp tục bị thắt chặt. Nhưng mức giá cao này sẽ khiến nhu cầu LNG giảm trong những năm tiếp theo, đặc biệt là trên các thị trường mới nổi.
Nhờ việc gia tăng sản xuất các năng lượng khác như năng lượng hạt nhân, năng lượng gió và mặt trời, Nhật Bản và Hàn Quốc đã lên kế hoạch cắt giảm nhu cầu LNG nhằm đạt mục tiêu về an toàn năng lượng, tăng trưởng kinh tế và khử cacbon. Tokyo và Seoul có kế hoạch giảm tỷ lệ LNG trong hỗn hợp năng lượng của họ xuống lần lượt còn 17% và 9,3% từ đây đến năm 2030.
Trung Quốc đã cắt giảm 20% lượng mua LNG trong năm 2022 do giá thành cao và tăng trưởng kinh tế chậm lại sau chính sách “Zero Covid”. Giá thành LNG cao cũng đã đẩy người dân mua khí đốt của nước này phụ thuộc nhiều hơn vào khai thác trong nước và khí đốt nhập khẩu qua đường ống.
Các nước thuộc khu vực Nam Á như Ấn Độ, Pakistan và Bangladesh cũng đã cắt giảm 16% lượng mua LNG vào năm ngoái.
Năm 2026, năm kỷ lục của năng lực sản xuất
Châu Âu lên kế hoạch “REPowerEU” nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sinh thái bằng cách kích thích các khoản đầu tư lớn vào năng lượng tái tạo. Từ đó, nhu cầu về khí đốt tự nhiên sẽ chỉ rơi vào khoảng 150 tỷ m3 vào năm 2030, so với khoảng 175 tỷ m3 vào năm 2022. Điều này đồng nghĩa châu Âu sẽ cắt giảm nhu cầu LNG xuống dưới 40%.
Đồng thời, một đợt “sóng thần” về nguồn cung sẽ diễn ra do sự xuất hiện của loạt dự án xuất khẩu LNG từ giữa năm 2025.
Trong bối cảnh này, IEEFA dự kiến những dự án có công suất tích lũy 17 triệu tấn LNG mỗi năm sẽ đi vào hoạt động trong năm 2025. Công suất của các dự án này cũng sẽ cao hơn so với công suất năm 2023 và 2024 cộng lại.
Dự báo năm 2026 sẽ là năm phá vỡ kỷ lục về sự tăng trưởng của nguồn cung LNG toàn cầu với sự tham gia của loạt dự án có công suất toàn cầu lên đến 64 tấn/năm. Điều này đồng nghĩa với việc LNG sẽ có mức tăng trưởng vượt trội so với 5 năm trước gộp lại.
Năng lực bổ trợ nên được thêm vào năm 2026 nhằm mục đích tăng công suất hóa lỏng toàn cầu thêm khoảng 13% trong một năm.
Năm 2027, các nhà máy điện khí LNG mới sẽ được đưa vào hoạt động nhằm tiêm thêm 37 tấn LNG mỗi năm trên thị trường.
Những dự án sản xuất điện khí LNG được lên kế hoạch từ năm 2025 đến 2027 ở các khu vực khác nhau trên thế giới như Vịnh Mexico, Qatar, Úc, Canada, Nigeria, Mexico, Mozambique và Nga.
IEEFA còn nhấn mạnh trong báo cáo rằng các dự án hóa lỏng sắp đi vào hoạt động từ năm 2026 sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa cung và cầu, đồng thời làm tăng rủi ro tài chính đối với các nhà cung cấp và kinh doanh LNG.
EIA hạ thấp triển vọng giá khí đốt tự nhiên năm 2023 |
Vì sao giá khí đốt châu Âu giảm xuống mức kỷ lục? |
Giá khí đốt tự nhiên của châu Âu giảm xuống mức thấp nhất trong 18 tháng |
Nh.Thạch