EU quyết tâm “rời bỏ” năng lượng Nga trong năm 2023
(PetroTimes) - Kể từ nửa đầu năm 2022, Nga đã cắt giảm xuất khẩu khí đốt sang châu Âu, làm giá năng lượng trong khu vực bị đẩy lên cao, khiến các nhà lãnh đạo quốc gia phải xem xét những giải pháp thay thế.
Các nước Liên minh châu Âu (EU) dự kiến, trong năm tới, họ sẽ gia tăng ký kết những hợp đồng khí đốt mới để thay thế nguồn cung từ Nga. Đây là phần nhỏ trong một loạt các biện pháp đã được nghiên cứu tại Hội nghị thượng đỉnh giữa các nhà lãnh đạo châu Âu, được tổ chức vào hôm 15/12.
Như vậy, thay vì tách ra và tự tìm lối đi riêng, nhiều quốc gia lên kế hoạch cùng mua khí đốt chung, rồi phân phối lại trong nội bộ EU qua hệ thống đường ống và tàu vận chuyển LNG. Đây là một ý tưởng đã được đề xuất từ lâu, thông qua sáng kiến sử dụng tư cách là thị trường khí đốt lớn nhất thế giới, để tạo sức nặng và thương lượng mua khí đốt với giá rẻ hơn.
Mặt khác, nhằm bù đắp khoảng trống do Nga để lại, các nhà lãnh đạo châu Âu có kế hoạch đẩy nhanh hoạt động sản xuất năng lượng tái tạo. Chưa kể, đối với EU, đây là một quyết định giúp họ bám sát vào tham vọng khí hậu của mình.
Đồng thời, các bên dự kiến sẽ đẩy mạnh hoạt động thương mại với những nhà cung cấp đáng tin cậy để đảm bảo nguồn cung khí đốt cho mùa đông các năm 2023 và 2024. Như vậy, EU sẽ tăng cường mua hàng từ Algeria, Na Uy và Mỹ.
Theo dự đoán của các nhà phân tích, EU có thể cũng đã trao đổi về một đề xuất soạn thảo dự luật mới. Theo đó, nhằm mục đích ngăn chặn nguy cơ cản trở mục tiêu “đạt được lượng phát thải carbon ròng bằng 0 từ nay cho đến năm 2050”, EU có thể sẽ cấm các quốc gia ký kết hợp đồng mua khí đốt có thời hạn vượt quá năm 2049.
Moscow nói EU có thể hứng hậu quả 20 năm vì "cai" năng lượng Nga |
Khủng hoảng năng lượng: Ngành công nghiệp Đức đứng trước hiểm cảnh |
Khủng hoảng năng lượng: Ngành công nghiệp khí đốt phải làm gì? |
Ngọc Duyên