Phân tích diễn biến thị trường dầu mỏ tuần qua
(PetroTimes) - Vào hôm 18/11, giá dầu đã có xu hướng đi xuống do triển vọng nhu cầu giảm. Dù vậy, những dấu hiệu nối lại quan hệ hợp tác giữa Mỹ và Ả Rập Xê-út đã giúp định hướng phần nào giá dầu.
Giá dầu Brent Biển Bắc giao tháng 1 đã giảm xuống còn 87,62 USD/thùng (-2,40%). Như vậy, trong mười ngày, giá dầu Brent đã giảm hơn 11%.
Còn dầu WTI cuối tháng 12 thì giảm xuống còn 80,08 USD/thùng (-1,91%).
Trong phiên, dầu WTI giảm xuống còn 77,24 USD/thùng, không xa mức thấp nhất được ghi nhận vào tháng 1/2022 (76,25 USD/thùng).
Các nhà phân tích tại Commerzbank cho biết, thị trường cần để mắt đến “nhu cầu dầu thô” của Trung Quốc. Họ nhận định: “Nếu số ca nhiễm COVID-19 gia tăng, việc nới lỏng chính sách Zero Covid khó có thể xảy ra”.
Vào hôm 18/11, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết số ca nhiễm COVID-19 đã quay lại mức cao nhất tính từ cuối tháng 4, với 22.991 ca nhiễm mới. Tỷ lệ lây nhiễm cũng đã tăng hơn gấp đôi chỉ trong một tuần.
Trong khi đó, ông Phil Flynn – Nhà phân tích tại văn phòng tư vấn tài chính Price Futures Group (Mỹ) cho biết, các nhà đầu tư chủ yếu lo ngại rằng chính sách thắt chặt tiền tệ tàn bạo của của Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ làm suy giảm nhu cầu.
Tồi tệ hơn, giá hợp đồng tương lai cao hơn cả giá mua ngay.
Nhìn chung, hiện tượng này phản ánh sự mất cân bằng của thị trường trong ngắn hạn, do nhu cầu suy yếu hoặc cung nhiều hơn cầu.
Do đó, tính đến hôm 18/11, giá dầu WTI giao tháng 3/2023 đã tăng cao hơn so với giá tháng 12/2022. Đây là trường hợp đầu tiên trong gần hai năm trở lại đây.
Theo ông Phil Flynn, ngoài vấn đề kinh tế suy thoái, khả năng nối lại mối quan hệ giữa Mỹ và Ả Rập Xê-út cũng có thể làm giảm giá dầu thô.
Theo đó, vào hôm 17/11, Chính phủ Mỹ đề xuất miễn truy tố Thái tử Ả Rập Xê-út Mohammed bin Salman trong vụ kiện liên qua đến vấn đề nhà báo Jamal Khashoggi bị sát hại.
"Một số suy đoán rằng sự thay đổi chính sách này có liên quan đến dầu mỏ", Phil Flynn kể chi tiết, ngay cả khi Nhà Trắng đảm bảo hôm thứ Sáu rằng quyết định này "hoàn toàn không liên quan gì đến mối quan hệ song phương với Ả Rập Xê-út". Ông Phil Flyff giải thích thêm: “Nhiều chuyên gia vẫn cho rằng dầu mỏ là nguyên nhân làm Mỹ thay đổi chính sách, mặc kệ Nhà Trắng đã đưa lời khẳng định rằng chuyện này hoàn toàn không liên quan đến mối quan hệ song phương Mỹ - Ả Rập Xê-út”.
Do đó, nhiều nhà đầu tư đang tin tưởng rằng, nếu khả năng hàn gắn quan hệ không xảy ra, thì Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ và Đồng minh (OPEC+) sẽ đưa quyết định “nâng sản lượng” tại cuộc họp tiếp theo, tổ chức vào ngày 4/12.
3 yếu tố đang ảnh hưởng thị trường dầu mỏ |
OPEC sẵn sàng can thiệp "vì lợi ích của thị trường dầu mỏ" |
Ngọc Duyên