Ai Cập gần đạt được các thỏa thuận về dự án năng lượng mặt trời và gió
(PetroTimes) - Ai Cập, nước chủ nhà COP27, sắp ký các thỏa thuận cuối cùng để xây dựng hai dự án năng lượng mặt trời và gió với công suất kết hợp là 1 gigawatt (GW) nhằm thúc đẩy sự phát triển năng lượng tái tạo đang bị tụt hậu của đất nước này.
Các công ty trong ngành cho biết mức độ bức xạ mặt trời cao, gió mạnh và sa mạc rộng lớn để xây dựng các nhà máy đã chứng minh Ai Cập có tiềm năng lớn về năng lượng tái tạo như điện gió và điện mặt trời.
Chính phủ Ai Cập đã đưa ra mục tiêu sản xuất 42% sản lượng điện từ năng lượng tái tạo từ 2030 đến 2035, nhưng đã không đạt được mục tiêu 20% cho năm nay.
Vivek Pathak, người đứng đầu bộ phận kinh doanh khí hậu của Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), cho biết hai dự án mới, với tổng chi phí hơn 1 tỷ USD do Tập đoàn này hỗ trợ. Ông cho biết trong một cuộc phỏng vấn bên lề COP27 ở Sharm el-Sheikh rằng các thỏa thuận đang được đàm phán và sẽ sớm được hoàn tất.
Cánh đồng điện gió Zafarana Wind Farm tại Ai Cập |
Dự án bao gồm 1 nhà máy năng lượng mặt trời 500 megawatt (MW) gần thành phố Aswan phía nam Ai Cập. Khu vực này cũng là một trong những công viên năng lượng mặt trời lớn nhất thế giới, được phát triển bởi AMEA Power có trụ sở tại Dubai.
Nhà máy còn lại là một nhà máy điện gió 500MW được xây dựng bởi một tập đoàn thuộc sở hữu của AMEA Power và Tập đoàn Sumitomo của Nhật Bản gần Ras Ghareb trên bờ Biển Đỏ của Vịnh Suez.
Nhiều thỏa thuận đạt được bên lề COP27
Trước và trong thời gian diễn ra hội nghị thượng đỉnh COP27, Ai Cập đã công bố các thỏa thuận về năng lượng tái tạo, bao gồm các biên bản ghi nhớ với công ty Masdar của UAE và Infinity của Ai Cập cho một nhà máy điện gió 10GW, và với ACWA của Ả Rập Xê-út cho một nhà máy điện gió 10GW khác.
Ai Cập cũng đã ký các thỏa thuận khung cho chín dự án hydro xanh trong Khu kinh tế Kênh đào Suez.
Ahmed Mohamed Mohina, một quan chức cấp cao của Bộ Điện và Năng lượng tái tạo của Ai Cập, cho biết Ai Cập có 6,8GW điện gió, mặt trời và thủy điện được lắp đặt và đặt mục tiêu nâng công suất năng lượng tái tạo lên 10GW vào cuối năm 2023.
Ông cho biết nước này đã chi 7 tỷ USD để điều chỉnh lưới điện của mình trong 7 năm qua và đang nghiên cứu một "hành lang xanh" của các đường dây điện để truyền tải năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, tỷ lệ năng lượng tái tạo phi thủy điện trong tổng cơ cấu năng lượng của Ai Cập chỉ là 5% vào năm 2021, thấp hơn nhiều so với tiềm năng, theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới.
Báo cáo cho biết, việc sản xuất năng lượng tái tạo đã bị cản trở do chênh lệch giá sau khi Ai Cập tăng gấp đôi công suất điện lắp đặt lên gần 59GW từ năm 2014 đến năm 2021, tạo ra thặng dư chủ yếu thông qua việc lắp đặt các nhà máy chạy bằng khí đốt khổng lồ.
Chris Antonopoulos, Giám đốc điều hành của Lekela, công ty vận hành trang trại gió West Bakr trên bờ Biển Đỏ, cho biết một trong những trở ngại là ngay cả sau khi các thỏa thuận mua bán điện được thống nhất, các cuộc đàm phán về thuế quan ở Ai Cập có thể làm trì hoãn các dự án.
Ông nói: “Mọi người đều biết rằng tài nguyên thiên nhiên ở Ai Cập dồi dào đến mức có nhiều sự cạnh tranh hơn so với những nơi khác”, đồng thời cho biết thêm rằng tốc độ gió 9-11 mét/giây ở Vịnh Suez là cực kỳ cao.
Đầu năm nay, chính phủ đã đưa ra phí hòa lưới đối với các nhà máy năng lượng mặt trời sản xuất hơn 500KW điện. Mặc dù đã đẩy giới hạn lên 1MW một vài tháng sau đó, một số người trong ngành cho biết các khoản phí đặt ra một thách thức lớn đối với các dự án quy mô lớn.
10 quốc gia dẫn đầu về năng lượng tái tạo |
Đầu tư vào năng lượng sạch dự kiến tăng đến 2 nghìn tỷ USD vào năm 2030 |
Năng lượng tái tạo ở châu Phi: Tiềm năng chưa được khai thác |
PV