Mã số ký hiệu trên các sản phẩm nhựa có ý nghĩa gì đối với sức khỏe?
(PetroTimes) - Nhựa là đồ dùng quen thuộc trong từng gian bếp, khu chợ, siêu thị, ngõ phố, ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của hàng tỷ người trên khắp hành tinh.
Công dụng và những bài thuốc hay từ quả quất hồng bì |
Những thực phẩm là nguyên nhân khiến trẻ dậy thì sớm |
Mã số ký hiệu trên các sản phẩm có bao bì nhựa có ý nghĩa gì?//gn-ix.net/ |
Ở dưới đáy những chai, hộp thực phẩm từ nhựa sẽ có những ký hiệu hình tam giác với các mũi tên. Ở giữa hình tam giác là mã số cụ thể (trong mã nhận diện nhựa sẽ cótừ số 1 đến 7) để người tiêu dùng có thể xác định được đó là loại nhựa gì, có an toàn cho sức khỏe không?
Vậy ý nghĩa của những mã số này là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Số 1. Nhựa PET (Polyethylene terephthalate) hoặc (PET)
Nhựa PET thường ứng dụng cho: chai đựng nước ngọt, nước, đồ uống thể thao, bia, nước súc miệng và nước xốt salad; lọ thực phẩm cho bơ đậu phộng, thạch và dưa chua; sản xuất thùng chứa. Những sản phẩm làm từ nhựa PET chỉ nên dùng 1 lần duy nhất, không nên tái chế sử dụng, không nên để chúng trong xe ô tô, để gần bếp gas, ngoài nắng… bởi khi tiếp xúc với nhiệt độ cao loại nhựa này có thể biến dạng, sản sinh ra chất độc có hại cho con người.
Số 2. Nhựa HDP hay HDPE (Polyethylene)
Nhựa HDP hay HDPE thường được dùng làm: chai/bình đựng sữa, nước, nước trái cây, mỹ phẩm, dầu gội đầu, chất tẩy rửa bát đĩa/đồ giặt và chất tẩy rửa gia dụng; hộp đựng bơ thực vật, pho mát, và các loại thực phẩm khác; lót hộp ngũ cốc; thùng rác và túi bán lẻ. Loại nhựa này được các chuyên gia đánh giá là loại nhựa tốt nhất trong tất cả các loại nhựa bởi độ bền cao, chịu va đập tốt, ít bị biến dạng, trầy xước và có thể được tái chế.
Số 3. Nhựa PVC (Polyvinyl clorua)
Nhựa PVC là loại nhựa mềm, dẻo và dễ chế tạo nên được sử dụng khá phổ biến trong cuộc sống hàng ngày như: bọc đồ nguội và thịt, bọc màng co, đóng gói sản phẩm bán lẻ (vỉ). Tuy nhiên, loại nhựa này lại chứa nhiều hóa chất độc hại như phtalates và bisphenol A. Vì vậy, không nên sử dụng màng bọc khi quay trong lò vi sóng để hâm nóng thức ăn và không bọc thực phẩm khi còn nóng.
Số 4. LDPE (nhựa low-density polyethylene)
Nhựa LDPE thường dùng để làm: túi để giặt khô, báo, bánh mì, thực phẩm đông lạnh, đồ tươi sống và rác sinh hoạt; màng bọc co lại và màng căng, lớp phủ cho hộp sữa giấy và cốc đựng đồ uống nóng và lạnh, nắp hộp đựng và chai có thể ép được. Đây là loại nhựa mà sau khi dùng có thể tái chế sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, nên tránh sử dụng chúng ở nhiệt độ cao như lò vi sóng.
Số 5. Nhựa PP (Polypropylene)
Nhựa PP thường dùng làm đồ đựng sữa chua, bơ thực vật, đồ ăn mang đi và thực phẩm nguội; nắp và đóng nắp chai; chai đựng thuốc, xi-rô và tương cà… là một chất liệu nhựa vô cùng an toàn và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống hiện nay. Đây là loại nhựa được các chuyên gia khuyên dùng bởi sự an toàn cho sức khỏe và là chất liệu được phép sản xuất đồ chơi cho trẻ nhỏ.
Số 6. PS/PS-E (nhựa polystyrene/expanded polystyrene)
Nhựa PS được ứng dụng trong cácsản phẩm như hộp đựng đồ ăn nhanh, cốc uống nước, hộp đựng trứng và dao đĩa thìa picnic hay những bao bì đựng thực phẩm, mũ bảo hiểm… Đây là chất liệu nhựa rẻ và nhẹ, chúng có thể chịu được nhiệt và lạnh đáng kể. Tuy nhiên, khi ở nhiệt độ cao chúng có thể tạo ra chất độc ảnh hưởng đến sức khỏe.
Số 7. Nhựa PC hoặc không có ký hiệu
Đây được xem là loại nhựa độc nhất trong số những loại nhựa kể trên. Chúng có chứa hoạt chất Bisphenol A (BPA), đây là một chất độc hại có thể gây vô sinh, tiểu đường và ung thư. Tuy độc, nhưng chúng vẫn được ứng dụng sản xuất trên rất nhiều sản phẩm bạn dùng hằng ngày như những chai nước lớn, chai đựng nước trái cây, chai đựng nướt sốt cà chua, mắt kính, DVD, đĩa Blu-ray, hộp mì tôm, nhiều vật dụng nhà cửa, xe hơi…
Như vậy có thể thấy chỉ có nhựa số 2, 4, 5 là an toàn nhất, nếu để dùng đựng thực phẩm bạn nên chọn loại số 4, 5.
Kim Anh (T/h)