Cựu Thủ tướng Đức Schroeder có còn là cầu nối năng lượng Nga – Đức?
(PetroTimes) - Reuters ngày hôm nay 26 tháng Năm có bài phân tích về việc cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder từ bỏ vị trí hàng đầu ở tại Tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga.
Cựu Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder và Tổng Thống Nga Putin. Ảnh: tư liệu. |
Đức là khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga ở Châu Âu, Nga và Đức cùng cố gắng duy trì tuyến đường năng lượng từ Nga đến Đức thông suốt, và họ đã thành công trong hàng thập kỷ.
Theo Reuters, Cựu Thủ tướng Đức đã đóng một vai trò quan trọng trong việc thiết lập mối liên kết năng lượng giữa hai nước Nga – Đức.
Chiến tranh xảy ra, tạo ra chiến tuyến khác biệt. Dự luận Đức và phương Tây đã chỉ trích việc Ông Gerhard Schroeder nắm giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống điều hành của các tập đoàn năng lượng Nga.
Đầu tháng Năm này, Ông Schroeder từ chức tại Hội đồng quản trị của Rosneft. Hôm thứ Ba, ngay sau khi Nghị viện Châu Âu thúc giục đưa chính cựu Thủ tướng vào danh sách đen, Ông Schroeder từ chối tham gia vào Ban giám sát của Gazprom. Đức cũng đã đóng cửa văn phòng của Schroeder trong bối cảnh dư luận phản đối mối quan hệ với Nga.
Chiến tranh đã kết thúc của một sự nghiệp và một tình bạn được gây dựng công phu của Ông Schroeder với Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Putin cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của Schroeder với tư cách là người bảo đảm cho dòng khí đốt rẻ và ổn định.
Các nhà phân tích cho rằng, chính sách của Đức đối với Nga đã đi sâu vào lịch sử và kể cả khi Ông Schroeder đã ra đi thì hành lang năng lượng của Đức và những tiếng nói thân Nga ở những nơi khác vẫn tiếp tục được lắng nghe, bởi sự phụ thuộc vào khí đốt của Nga vẫn còn. Nga cung cấp khoảng 50% lượng khí đốt tự nhiên được tiêu thụ ở Đức.
Người ta cho rằng, mặc dù Đức công bố các lệnh trừng phạt, phần lớn trong số đó vẫn chưa thành hiện thực, quan hệ giữa Đức với Nga đã thay đổi rất ít kể từ sau cuộc chiến ở Ukraine, ít nhất là khi có lo ngại về dòng chảy khí đốt. Nguồn cung cấp khí đốt của Nga cho Đức hầu như không bị gián đoạn kể từ khi chiến tranh bùng nổ. Các hợp đồng cung cấp khí đốt dài hạn đang được thực hiện, với lý do việc cắt giảm chúng sẽ gây ra suy thoái kinh tế.
Reuters dẫn chứng, Uniper, nhà nhập khẩu khí đốt Nga lớn nhất của Đức, cho biết các hợp đồng khí đốt hiện tại của họ với Gazprom sẽ có hiệu lực đến giữa thập kỷ tới, trái ngược với Bộ trưởng Kinh tế Đảng Xanh Robert Habeck của Đức, người đang tìm cách chấm dứt sự phụ thuộc vào giữa năm 2024.
Đặc biệt, Ông Schroeder vẫn còn giữ hai vị trí then chốt của ngành năng lượng Nga và Đức: Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty đường ống Nord Stream 1, cung cấp khí đốt từ Nga cho ngành công nghiệp Đức; Chủ tịch Hội đồng quản trị của Nord Stream 2, đường ống gây tranh cãi ở Châu Âu với lý do khiến Đức phụ thuộc trầm trọng hơn vào khí đốt của Nga.
Ở Đức, người ta vẫn nhắc đến một truyền thống lâu đời về Nga trong nền chính trị Đức, do tác động của lịch sử, hệ tư tưởng xã hội chủ nghĩa và sự thất vọng với Mỹ. Và do đó, người ta thường nhắm mắt làm ngơ trước những sai lầm của Nga.
Elena