Tổng thống Nga đưa ra chỉ thị hỗ trợ các dự án ưu tiên ở Bắc Cực trong bối cảnh các Big Oil rời khỏi nước Nga
(PetroTimes) - Trong bối cảnh bị cấm vận ráo riết của Mỹ và phương Tây, Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra chỉ thị cho Chính phủ Nga hỗ trợ các dự án đầu tư ưu tiên ở Bắc Cực của Nga.
Theo lệnh của Putin, Chính phủ Nga trước ngày 15 tháng 6 sẽ phải tìm ra cơ chế hỗ trợ bằng cả chi phí của ngân sách liên bang và Quỹ Phúc lợi Quốc gia.
ExxonMobil đang rút khỏi Sakhalin. Ảnh: ExxonMobil. |
Chính sách hỗ trợ các dự án đầu tư ưu tiên ở Bắc Cực của Ông Putin bao gồm việc bồi thường từ ngân sách liên bang cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ tham gia thực hiện các dự án đầu tư ưu tiên ở Bắc Cực, hỗ trợ một nửa lãi suất của các khoản vay để đảm bảo cung cấp hàng hóa, công việc và dịch vụ để thực hiện các dự án đó.
Một trong những nội dung của chỉ thị của Putin là hoàn thành việc xây dựng kế hoạch phát triển Tuyến đường Biển phía Bắc (NSR) để đảm bảo vận chuyển hàng hóa dọc theo Tuyến đường biển phía Bắc, xây dựng và phê duyệt quy hoạch phát triển tuyến đường biển phía Bắc giai đoạn đến năm 2035. Cơ quan quản lý Tuyến đường Biển Phương Bắc do Tập đoàn nhà nước Rosatom thực hiện.
Trong điều kiện hiện nay của Nga, khi các nhà đầu tư lớn nước ngoài đang rút khỏi Nga, các dự án đầu tư ở Bắc cực Nga đang trong tình trạng nào?
Tại Hội thảo “Khai thác thềm lục địa Nga và CIS 2022”, các chuyên gia Nga đã chỉ ra rằng, vấn đề chính trong phát triển các mỏ dầu khí ngoài khơi ở Nga là thiếu các công nghệ sản xuất trong nước. Đến năm 2030-2035, sản lượng khai thác dầu ngoài khơi ở LB Nga sẽ chỉ còn ở biển Caspi, biển Baltic và biển Đen, tại mỏ Prirazlomnoye, vịnh Obsk và đảo Sakhalin. Điều này xuất phát từ việc Nga phụ thuộc nhiều vào thiết bị và công nghệ nước ngoài, ước tính ở mức 85%. Các chuyên gia cũng dự báo rằng, sản lượng khai thác dầu khí ở nước ngoài của Nga sẽ giảm 3 lần vào năm 2035. Với sự cô lập về công nghệ hiện tại của Nga, mức độ suy giảm còn lớn hơn. Nhìn chung, sự sụt giảm sản lượng khai thác dầu ở Nga trong năm 2022 có thể dao động từ 14% đến 34% so với năm 2021.
Từ đầu cuộc chiến ở Ucraine, một số công ty dầu mỏ và nhà đầu tư lớn đã thông báo rằng họ sẽ rút khỏi hoạt động phát triển tài nguyên của Nga hoặc không theo đuổi các dự án mới với Nga, bao gồm cả ở Bắc Cực. Tờ ArcticToday vẽ ra bức tranh về các nhà đầu tư Bắc Cực.
BP là người đầu tiên công bố kế hoạch rút khỏi Nga. Việc BP rút sẽ ảnh hưởng đến dự án dầu khí khổng lồ Vostok ở Bắc Cực của Nga. BP có kiến thức sâu rộng về công nghệ khai thác mỏ, nguồn tài chính của họ là một phần quan trọng trong kế hoạch khai thác Bắc Cực của Rosneft.
Na Uy’s Equinor, công ty đã làm việc ở Nga trong ba thập kỷ và thiết lập thỏa thuận hợp tác với Rosneft vào năm 2012, sẽ ngừng đầu tư mới vào Nga và bắt đầu thoát khỏi các liên doanh.
Cùng thời gian, Shell đã chấm dứt 27,5% cổ phần của mình trong Sakhalin LNG 2. Nơi cung cấp quan trọng cho các thị trường châu Á.
ExxonMobil cho biết họ đang thực hiện các bước để thoát khỏi dự án Sakhalin-1 mà công ty vận hành thay mặt cho một tập đoàn quốc tế bao gồm các công ty Nhật Bản, Ấn Độ và Nga. Tập đoàn dầu mỏ này cũng tuyên bố sẽ không đầu tư vào bất kỳ dự án mới nào của Nga.
Công ty dầu khí quốc doanh của Ấn Độ, đã bày tỏ sự quan tâm đến việc đầu tư vào Vostok thông qua một tập đoàn và vào dự án Arctic LNG 2 của Novatek, hiện cho biết họ không có kế hoạch đầu tư ngay lập tức vào Nga.
Ngân hàng Norges Investment Management, một bộ phận của ngân hàng trung ương Na Uy điều hành quỹ tài sản trị giá 1,3 nghìn tỷ đô la và nắm giữ cổ phần của nhà sản xuất khí đốt Gazprom và tập đoàn dầu khí Lukoil, đã thông báo vào Chủ nhật rằng họ đã đóng băng các khoản đầu tư vào Nga.
Và nhà giao dịch hàng hóa Trafigura cho biết họ sẽ không thực hiện bất kỳ khoản đầu tư mới nào và đang xem xét vai trò của mình trong Vostok Oil, trong khi nhà giao dịch Vitol chưa đưa ra tuyên bố.
TotalEnergies nắm giữ 19,4% cổ phần của Novatek, nhà sản xuất LNG lớn nhất của Nga, nhưng công ty Pháp cho biết họ sẽ không cung cấp vốn cho các dự án mới ở Nga nữa.
Có khả năng Tổng thống Nga Vladimir Putin sẽ tìm kiếm các khoản đầu tư gia tăng của Trung Quốc - nhưng không rõ liệu Trung Quốc có quan tâm hay thuận theo ý muốn của Ông Putin hay không.
Theo các nhà phân tích, những hậu quả lâu dài từ những động thái hủy đầu tư này, đặc biệt là trong sự chuyển dịch ngày càng tăng sang năng lượng tái tạo, trữ lượng dầu và khí đốt ở Bắc Cực của Nga ngày càng trở thành tài sản bị mắc kẹt với việc EU và Hoa Kỳ đang đẩy nhanh quá trình chuyển đổi xanh của họ.
Nhưng cũng có thể nhận định rằng, có thể tầm nhìn của Tổng thống Nga Putin đi xa hơn cuộc chiến ở Ucraine và cuộc khủng hoảng năng lượng toàn cầu hiện nay, hướng tới một thế giới liên kết và phát triển trong đó nước Nga trở lại vai trò trung tâm của thế giới.
Elena