Đức: Phát triển turbine gió hình cánh diều
(PetroTimes) - Công ty khởi nghiệp Kitekraft đang phát triển turbine gió bay giúp tiết kiệm vật liệu sản xuất gấp 10 lần so với turbine gió thông thường.
Tuabin gió lấy cảm hứng từ loài chim ruồi |
Turbine gió tạo ra điện không cần cánh quạt |
Việc giảm nhu cầu vật liệu cho các turbine bay, vốn sử dụng dây kết nối thay vì các cột lớn, có thể giảm gần một nửa chi phí năng lượng so với các trang trại gió truyền thống có cùng quy mô.
Lượng khí thải carbon của thiết kế cũng thấp hơn nhiều turbine gió tiêu chuẩn, một phần là do các turbine gió lớn thường được vận chuyển bằng đường bộ.
Turbine bay có thể giảm gần một nửa chi phí năng lượng so với trang trại gió truyền thống. |
Để đạt mục tiêu, Kitekraft phát triển cánh diều tự động sản xuất năng lượng qua 8 rotor nhỏ. Năng lượng sản sinh bởi chiếc diều truyền qua dây dẫn tới trạm mặt đất kết nối với mạng lưới điện. Các kỹ sư của Kitekraft cho biết nguyên mẫu của họ sản xuất cùng mức năng lượng như phần chóp của cánh quạt turbine gió lớn, bộ phận chuyển động nhanh nhất của cánh quạt.
Ông Florian Bauer - Giám đốc điều hành của Kitekraft cho biết, công nghệ này có thể được điều chỉnh để sử dụng ngoài khơi vì nó không cần nền tảng như các turbine gió thông thường được lắp đặt dưới đáy biển. Nếu gió quá mạnh, diều có thể bay thấp hơn để tránh hư hỏng máy móc.
Nhóm kỹ sư thử nghiệm turbine gió hình cánh diều. |
Kitekraft dự định triển khai máy trong các lưới điện nhỏ 20 - 10 kW trên các đảo xa, nơi không khả thi để vận chuyển cơ sở hạ tầng trang trại điện gió lớn.
G.Minh