COP 26: Zero-carbon hay Hydrocarbon
(PetroTimes) - Trước thềm COP 26, Chính phủ Úc đã thông qua cam kết không phát thải ròng carbon vào năm 2050, nhưng không đưa ra những kế hoạch chi tiết.
Ảnh: Lukas Schulze/Getty |
Giới chuyên gia Úc đánh giá, động thái này của chính phủ là “đáng thất vọng”. Bên cạnh đó, Chính phủ Úc đã không điều chỉnh các mục tiêu về giảm lượng khí thải đến năm 2030, giữ nguyên mức 26-28%. Do đó, không có sự rõ ràng và các tín hiệu đầu tư tích cực nào để đẩy nhanh quá trình khử carbon ở quốc gia này. Úc hiện là nhà xuất khẩu than lớn nhất thế giới và Chính phủ hiện tại rất thận trọng về các vấn đề khử carbon.
Tập đoàn dầu khí Saudi Aramco mới đây đã thông báo mục tiêu không phát thải ròng carbon đến năm 2050. Để đạt mục tiêu này, lãnh đạo Saudi Aramco lên kế hoạch khử hoàn toàn phát thải khí nhà kính từ hoạt động của tập đoàn và từ các năng lượng mua từ bên ngoài, cũng như khí nhà kính từ tài sản của Saudi Aramco. Kế hoạch chi tiết sẽ được hãng công bố trong báo cáo phát triển bền vững trong quý II/2022.
KSA kêu gọi các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ bảo vệ quan điểm thống nhất về việc phản đối cắt giảm đầu tư vào nhiên liệu hóa thạch tại hội nghị khí hậu COP 26 sắp tới, nhằm tránh tình trạng khan hiếm nguồn cung hydrocacbon, trước khi quá trình chuyển đổi năng lượng đạt được kết quả giảm thiểu nhu cầu năng lượng hóa thạch. Thái tử Mohammed bin Salman đưa ra cam kết tăng gấp đôi kế hoạch cắt giảm phát thải CO2 đến năm 2030 lên 278 triệu tấn/năm và giảm 30% phát thải mêtan, đồng thời đặt mục tiêu trung hòa phát thải vào năm 2060. Để thực hiện được tham vọng này, KSA có kế hoạch đầu tư 190 tỷ USD vào các sáng kiến xanh, bao gồm đạt 50% sản lượng điện từ các nguồn NLTT vào năm 2030 và trở thành nhà sản xuất hydro (blue) hàng đầu thế giới sử dụng cơ sở tài nguyên mỏ khí đốt Jafar (trữ lượng 560 tỷ m3) và công nghệ nhiệt phân metan bằng hơi nước đi kèm thu giữ CO2 (CCS).
Viễn Đông