Ảnh hưởng của Covid-19 và di chứng của nó
(PetroTimes) - Một số nghiên cứu gần đây đã chỉ ra các vấn đề sức khỏe có thể xảy ra do Covid-19 và các di chứng của nó. Các vấn đề này là tình trạng do các triệu chứng của nhiễm Covid-19 vẫn tồn tại trong cơ thể một thời gian dài. Các phát hiện mới chỉ được công bố gần đây và vẫn chưa tìm hiểu hết được các di chứng do Covid-19 gây ra.
Ảnh hưởng của Covid-19 với thận
Các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã kiểm tra hồ sơ sức khỏe của hơn 1,7 triệu cựu chiến binh, bao gồm gần 90.000 bệnh nhân bị nhiễm Covid-19 và trong đó có các triệu chứng kéo dài ít nhất 30 ngày.
Họ phát hiện ra rằng những người này có nguy cơ gặp các vấn đề về thận cao hơn so với những người chưa bị nhiễm bệnh. Ngoài ra, các triệu chứng này còn dẫn tới chức năng thận kém hơn.
Khoảng 5% của những người nhiễm Covid-19 trong thời gian dài sẽ làm giảm 30% chức năng thận (eGFR). Những bệnh nhân Covid-19 có khả năng giảm eGFR cao hơn những người không mắc bệnh là 25%.
Tiến sĩ Ziyad Al-Aly của Đại học Washington ở St. Louis, thành viên nhóm nghiên cứu, cho biết việc thận bị tổn thương do di chứng Covid-19 còn nặng hơn quá trình lão hóa thông thường.
Làm thay đổi khứu giác
Một nghiên cứu khác cho thấy rằng mất khứu giác có thể là một trong những ảnh hưởng khi bị nhiễm Covid-19 kéo dài.
Nhiều người cho biết họ bị mất khứu giác do Covid-19 nhưng đã lấy lại được sau khi khỏi bệnh. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đây cho thấy khứu giác của một số bệnh nhân sau đó cho bị ảnh hưởng nặng nề dẫn đến việc không thể phân biệt được các mùi.
Các nhà nghiên cứu đã kiểm tra phản hồi của 1.468 người đã từng nhiễm Covid-19 trong khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 9 năm 2020. Tất cả đều bị mất khứu giác và vị giác khi bắt đầu bị bệnh.
Ngay từ ban đầu, khoảng 10% cũng cho biết họ khó có thể nhận biết được các mùi khác nhau. Ở thời điểm sáu đến bảy tháng sau lần đầu tiên báo cáo về việc mất khứu giác, 60% phụ nữ và 48% nam giới đã lấy lại được ít hơn 80% khả năng ngửi trước khi bị bệnh. Tuy nhiên, việc không thể nhận biết các mùi tăng lên.
Gần 40% cho biết họ không thể phân biệt được, chẳng hạn, họ nói “một số thứ hiện có mùi như hóa chất”. Khoảng 25% cho biết họ ngửi thấy những mùi lạ. "Đôi khi tôi có thể ngửi thấy mùi khét nhưng không ai khác xung quanh tôi có thể", một người kể lại.
Các vấn đề về khứu giác thường được thấy và các nghiên cứu cho rằng đây có thể là dấu hiệu trung tâm của việc mắc Covid-19 kéo dài.
Phát triển kháng thể ở bệnh nhân suy yếu
Một nghiên cứu thứ ba cho thấy một loại vắc-xin Covid-19 có thể tạo ra kháng thể ngay cả khi một người bị suy giảm hệ miễn dịch. Các nhà nghiên cứu cho biết vắc-xin mRNA Covid-19 gây ra phản ứng miễn dịch bảo vệ ở hầu hết bệnh nhân ung thư có khối ung thư phát triển. Chúng cũng tạo ra kháng thể ở những người sử dụng các loại thuốc khiến hệ thống miễn dịch của họ suy yếu.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng sáu tháng sau khi tiêm mũi vắc-xin thứ hai từ Pfizer/BioNTech, 79% trong số 154 bệnh nhân mắc ung thư dạng đã phát triển được kháng thể. Vắc xin Pfizer là vắc xin mRNA, một loại vắc xin sử dụng nguyên liệu biến đổi gen. Đồng thời, 84% trong số 135 người không bị ung thư đã phát triển được kháng thể.
Ngoài ra, các nhà nghiên cứu ở Mỹ đã thực hiện một cuộc khảo sát trên 133 người lớn có sử dụng các loại thuốc làm suy giảm hệ miễn dịch và 53 tình nguyện viên khỏe mạnh. Khảo sát cho thấy rằng, ba tuần sau khi tiêm mũi vắc-xin thứ hai của Pfizer/BioNTech hoặc Moderna, gần 90% những người bị suy giảm miễn dịch đã phát triển được kháng thể. Nhưng nhiều người có phản ứng thấp hơn so với nhóm khỏe mạnh.
Chữa trị mà không cần nhập viện
Và cuối cùng, một nghiên cứu riêng biệt về phương pháp điều trị bằng kháng thể từ Regeneron cho thấy tỷ lệ nhập viện ở bệnh nhân thấp hơn. Người bị Covid-19 được điều trị bằng hỗn hợp kháng thể đơn có tỷ lệ nhập viện thấp hơn so với những người không được điều trị. Các bệnh nhân này bị nhiễm Covid-19 từ nhẹ đến trung bình. Nghiên cứu không thể chứng minh phương pháp điều trị này mang lại kết quả tốt hơn. Nhưng nó cho thấy những bệnh nhân có thể nhiễm Covid-19 nhẹ hoặc trung bình có thể phục hồi mà không cần phải đến bệnh viện.
Lê Ngọc Đức (Theo VOA)