Cuộc thi Olympic Kinh tế Quốc tế:
Chắp cánh tài năng kinh tế cho học sinh Việt Nam
(PetroTimes) - Học sinh từ lớp 8 đến lớp 12 sẽ có cơ hội tham gia miễn phí cuộc thi Olympic Kinh tế Quốc tế. Đây là sân chơi để học sinh thể hiện hiểu biết về các vấn đề kinh doanh, kinh tế và tài chính đang diễn ra trong cuộc sống.
ĐH Bách khoa Hà Nội phỏng vấn trực tuyến để xét tuyển tài năng |
Đội VTLOGS20 giành giải Nhất cuộc thi Tài năng trẻ Logistics 2020 |
PVcomBank tổ chức cuộc thi tài năng cho hơn 4.000 CBNV |
Kinh tế học là môn học nhằm giúp học sinh tuổi vị thành niên có sự chuẩn bị cho việc độc lập tài chính trong tương lai. Học sinh sẽ học cách phân biệt các mục tiêu dài hạn và ngắn hạn, hiểu được sự vận hành của nền kinh tế, hoạt động của các thành phần trong nền kinh tế, nắm quyền kiểm soát cuộc sống tài chính của mình và tự tin khởi nghiệp trong tương lai. Kiến thức kinh tế căn bản luôn cần thiết giúp thế hệ sau có được một tương lai thành công và thuận lợi.
International Economics Olympiad (IEO) là kỳ thi Olympic Kinh tế Quốc tế thường niên trong lĩnh vực Kinh tế và Tài chính dành cho học sinh trung học. Kỳ thi do do GS. Eric Maskin - người đoạt giải Nobel về Kinh tế năm 2007 - làm Chủ tịch. Mục đích của kỳ thi là để nâng cao nhận thức, khơi gợi sự quan tâm của các em học sinh đối với các vấn đề kinh doanh, kinh tế và tài chính đang diễn ra trong cuộc sống. Từ đó giúp các em học sinh định hướng nghề nghiệp và làm chủ những kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.
Bắt đầu từ năm học 2021 - 2022, Trung tâm Phát triển Bền vững Chất lượng Giáo dục Phổ thông Quốc gia - Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam phối hợp cùng Công ty TNHH Giáo dục Edmicro chính thức tổ chức kỳ thi Olympic Kinh tế Quốc tế tại Việt Nam.
Cuộc thi được tổ chức hoàn toàn miễn phí nhằm tăng cường giáo dục kiến thức về kinh tế và tài chính cho học sinh trong các trường trung học, giúp nâng cao nhận thức, khơi gợi sự quan tâm của các em học sinh đối với các vấn đề kinh doanh, kinh tế và tài chính đang diễn ra trong cuộc sống. Đồng thời kỳ thi cũng giúp phát triển các năng lực sáng tạo, tư duy logic, khả năng vận dụng những kiến thức chung trong việc giải quyết các vấn đề thực tiễn của cuộc sống. Từ đó giúp các em học sinh định hướng nghề nghiệp và làm chủ những kỹ năng cần thiết để thành công trong tương lai.
Các vông thi Cuộc thi Olympic Kinh tế Quốc tế |
Cuộc thi đầu tiên dành cho học sinh Việt Nam sẽ nhận đăng ký từ 10/5 đến hết ngày 6/6. Thí sinh chính thức tranh tài từ ngày 10/6/2021 bằng hình thức thi trực tuyến.
Thí sinh đăng ký theo trường: Thí sinh đăng ký trực tiếp với thầy cô tại trường mình theo học hoặc đăng ký cá nhân: Thí sinh đăng ký có thể đăng ký tại địa chỉ: //www.veo.edu.vn/
Tại vòng thi đầu tiên (Vietnam Economics Olympiad), học sinh sẽ thi trực tuyến với đề thi song ngữ gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm trong 60 phút (từ ngày 10-15/06). 20% thí sinh đạt điểm cao nhất của vòng thi này được tiếp tục tham gia vòng 2 với đề thi 20 câu hỏi trắc nghiệm và 5 câu tự luận bằng tiếng Anh trong 235 phút, dự kiến vào ngày 1/7. Qua hai vòng thi sẽ chọn ra 5 thí sinh đạt điểm cao nhất để đại diện cho Việt Nam tham dự Kỳ thi Olympic Kinh tế Quốc tế 2021 (IEO) do Latvia đăng cai tổ chức dưới hình thức trực tuyến (online) vào cuối tháng 7/2021.
Sau cuộc thi, các thí sinh đều được cấp giấy chứng nhận tham gia. Các thí sinh đạt kết quả cao ở các vòng sẽ được nhận giấy khen của Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.
Về cơ cấu giải thưởng: Vòng 1: trao giấy chứng nhận cho top 20% thí sinh đạt điểm cao nhất. Vòng 2: Trao 5 giải Nhất, 10 giải Nhì và 20 giải Ba. Vòng 3: trao huy chương (Vàng, Bạc, Đồng) dành cho cá nhân; Tượng (Vàng, Bạc, Đồng) dành cho tập thể và Giải Đặc biệt dành cho thí sinh xuất sắc kèm Chứng nhận từ Ban Tổ chức IEO.
Tính đến năm 2020, đã có 35 quốc gia trên thế giới tham dự kỳ thi này. Hiện tại, kỳ thi Olympic Kinh tế Quốc tế đã trở thành kỳ thi có thương hiệu uy tín, tạo tiếng vang lớn trong lĩnh vực giáo dục về kinh tế và tài chính trên thế giới. Những học sinh đạt giải cao tại kỳ thi đã ghi danh vào các trường đại học hàng đầu thế giới như Oxford, Stanford, MIT, Harvard...
Phú Văn