Ngủ ít hơn 6 giờ một đêm có nguy cơ mắc chứng sa sút trí tuệ cao
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm thấy mối liên hệ giữa việc ngủ ít với các triệu chứng của chứng sa sút trí tuệ đã được nghiên cứu trong nhiều năm.
Để cung cấp một phân tích dài hạn kiểm tra xem giấc ngủ trong những năm dẫn đến tuổi già có thể ảnh hưởng như thế nào đến kết quả sa sút trí tuệ, nhóm nghiên cứu do tác giả, nhà dịch tễ học Séverine Sabia từ Đại học Paris đã xem xét dữ liệu sức khỏe của hơn 10.000 công chức Anh trong nghiên cứu Whitehall II.
Nghiên cứu Whitehall II bắt đầu vào năm 1985 hiện cung cấp một tập dữ liệu kéo dài hơn ba thập kỷ, và cơ sở bằng chứng toàn diện để kiểm tra xem liệu thời lượng và chất lượng giấc ngủ ở giữa cuộc đời con người trở đi có thể liên quan như thế nào với các chẩn đoán sa sút trí tuệ tiếp theo sau này.
Theo các nhà nghiên cứu, thời gian ngủ ít ở tuổi 50, 60 và 70 so với thời lượng ngủ liên tục bình thường có liên quan đến nguy cơ sa sút trí tuệ tăng 30% độc lập với các yếu tố xã hội học, hành vi, chuyển hóa tim và sức khỏe tâm thần.
Thực tế các nghiên cứu như thế này chỉ mang tính chất quan sát, có nghĩa là mối liên hệ được phát hiện chỉ là mối tương quan giữa giấc ngủ ngắn và nguy cơ gia tăng, không phải là cơ chế gây bệnh.
Nói cách khác, các nhà nghiên cứu không khẳng định hoàn toàn việc ngủ ít gây ra chứng mất trí mà chỉ cho rằng nhiều người trong nhóm nghiên cứu Whitehall sau này phát triển chứng sa sút trí tuệ có xu hướng ngủ ít hơn những người tham gia khác, những người có ít khả năng phát triển tình trạng này hơn.
Trong nghiên cứu, thời lượng ngủ bình thường được định nghĩa là ngủ 7 giờ mỗi đêm, với giấc ngủ dài nghĩa là 8 giờ hoặc lâu hơn mỗi đêm.
Thời lượng ngủ ngắn là 6 giờ hoặc ít hơn ngủ mỗi đêm và những người tham gia thường xuyên chỉ ngủ đủ giấc vào ban đêm có nguy cơ cao mắc chứng sa sút trí tuệ ở mọi lứa tuổi.
Những người ngủ với số lượng thời gian bình thường cho thấy tỷ lệ mắc chứng sa sút trí tuệ ít nhất và không có bằng chứng rõ ràng về mối liên hệ giữa thời gian ngủ dài hơn bình thường và chứng sa sút trí tuệ, mặc dù một số nghiên cứu khác cũng phát hiện ra mối liên quan như vậy.
Nghiên cứu chủ yếu dựa vào dữ liệu tự báo cáo từ những người tham gia và nhóm nghiên cứu Whitehall không nhất thiết phản ánh các nhóm dân số khác trong xã hội, nhưng phát hiện này giúp củng cố kiến thức về mối liên hệ giữa ngủ kém và chứng sa sút trí tuệ, mặc dù nguyên nhân bản thân các cơ chế vẫn còn là bí ẩn.
Một trong những khó khăn cần quan tâm đó là bằng chứng về mối liên hệ hai chiều giữa rối loạn chức năng giấc ngủ và những thay đổi sinh lý bệnh trong chứng sa sút trí tuệ. |
Nói cách khác, giấc ngủ bất thường không chỉ dự đoán chứng sa sút trí tuệ mà sự phát triển của chứng sa sút trí tuệ sớm cũng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ của mọi người. Trong trường hợp đó, giấc ngủ kém có thể được coi là một triệu chứng ban đầu của bệnh.
Hiện tại, vẫn còn nhiều điều chưa biết trong lĩnh vực nghiên cứu chứng sa sút trí tuệ này, nhưng ngay cả khi khoa học phát triển, không bao giờ là quá muộn để thực hiện các thay đổi lối sống khác có liên quan đến việc cải thiện cơ hội duy trì chức năng não khỏe mạnh khi chúng ta già đi.
"Mặc dù không có cách nào chắc chắn để ngăn ngừa chứng mất trí nhớ, nhưng có những thứ nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh. Bằng chứng tốt nhất cho thấy rằng không hút thuốc, chỉ uống rượu điều độ, vận động tinh thần và thể chất, ăn một chế độ ăn uống cân bằng, giữ mức cholesterol và huyết áp trong tầm kiểm soát sẽ có thể giúp não bộ của chúng ta khỏe mạnh khi chúng ta già đi", Sara Imarisio, Trưởng phòng nghiên cứu tại Viện nghiên cứu bệnh Alzheimer Anh nhấn mạnh.
Theo Dân trí