Những vị thuyền trưởng tài ba
Không chỉ sở hữu khối tài sản khổng lồ, những doanh nhân này còn có tầm ảnh hưởng lớn đối với nền kinh tế Việt Nam và được thế giới vinh danh.
Năm 2020 là một năm đầy thử thách với nền kinh tế, trong bối cảnh đó, cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân luôn nỗ lực để khắc phục, vượt qua khó khăn, khẳng định bản lĩnh, đi đầu trong quá trình hội nhập của Việt Nam.
Với việc sở hữu lượng cổ phiếu khổng lồ tại Tập đoàn Vingroup, Chủ tịch Phạm Nhật Vượng vẫn vững chắc ngôi vị giàu nhất sàn chứng khoán với khối tài sản 207,4 nghìn tỷ đồng. So với năm trước, tài sản ông Vượng giảm 7,1 nghìn tỷ đồng. Vingroup của ông Vượng đang hướng tới mục tiêu trở thành tập đoàn công nghiệp, công nghệ để khẳng định vị thế của Việt Nam với thế giới.
Năm nay, dự định của Vingroup là bán điện thoại tại Châu Âu và bán otô tại Mỹ. Có thể nói ông Phạm Nhật Vượng đã và đang mang Việt Nam đi khắp năm châu, tạo nên niềm tự hào lớn cho toàn dân tộc Việt Nam.
Là một trong những doanh nhân luôn được báo giới trong và ngoài nước gọi tên trong những bước đi của mình. Có thể thấy, ông Phạm Nhật Vượng đang là một trong những doanh nhân thành công nhất tại Việt Nam ở thời điểm hiện tại.
Năm 2020, ông Phạm Nhật Vượng đã đưa Vingroup từng bước thoát ra khỏi ngành bán lẻ truyền thống. Ông chủ trương đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp công nghệ cao và lĩnh vực du lịch cao cấp. Hứa hẹn từng bước nâng cao đời sống người dân Việt và hình ảnh cả Việt Nam tại thị trường quốc tế.
Xe máy điện Vinfast, ô tô Vinfast, điện thoại Vinfast đang có chỗ đứng vững chắc tại thị trường trong nước và được giới mộ diệu công nghệ ngoài nước đánh giá cao.
Make in Vietnam - đó chính là một trong những chứng minh sâu sắc nhất cho những gì ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup đang làm được.
Ba yếu tố trên là những yếu tố được bà coi là nền tảng tư duy soi sáng và dẫn lối để làm nên các thương hiệu chủ chốt của Tập đoàn TH.
Được cho là một doanh nhân bản lĩnh, đầy “ngạo mạn” khi dám thách thức tách ra làm kinh doanh thương hiệu sữa của riêng mình, tự nhập khẩu giống bò Newzealand về áp dụng công nghệ Israel ngay trên mảnh đất quê hương Nghệ An, tự chủ trong việc xây dựng nguồn nguyên liệu riêng cung cấp cho sản xuất sữa TH True Milk. Bản lĩnh, tài năng lãnh đạo của người phụ nữ “ngạo mạn”, dám thách thức này đã lọt vào danh sách những người doanh nhân thành đạt nhất của tạp chí Forbes.
“Tôi chỉ mong muốn làm thế nào để dân tộc khỏe mạnh. Bởi sức khỏe của người dân là sức mạnh của quốc gia. Đâu đó trên thế giới người ta có nói rằng “một bịch sữa chấn hưng một dân tộc”. Bịch sữa chính là tượng trưng cho dinh dưỡng.
Vì vậy, ta phải làm cho dinh dưỡng người Việt Nam thật tốt. Đất nước Nhật Bản ngay sau khi kết thúc chiến tranh, đứng trước muôn vàn khó khăn, nhưng với tầm nhìn xa về nguồn lực cho đất nước, họ đã ban hành ngay Luật sữa học đường. Chỉ sau mấy chục năm, đã không còn hình ảnh người Nhật thấp bé, “lùn” mà họ từng bị gọi, khi mà chiều cao trung bình của nam thanh niên Nhật Bản hiện nay đã lên đến mức 171,5cm”.
Đó là điều mà bà Thái Hương nhấn mạnh trong một trả lời phỏng vấn gần đây về vấn đề dinh dưỡng, đó cũng chính là trăn trở của bà từ khi bắt đầu bước chân vào ngành sữa hơn 10 năm trước.
Những trăn trở đã biến thành hành động bài bản, quyết liệt, để rồi không lâu sau đó chúng ta có một Thái Hương được tạp chí Forbes mệnh danh là “người đàn bà sữa” - một doanh nhân có tầm ảnh hưởng quốc gia và châu lục, với trái tim, sự nhân văn và tâm hồn của một người mẹ khát khao phụng sự cộng đồng.
Và tới nay, sau 10 năm từ khi bà Thái Hương bước chân vào ngành sữa và thực phẩm sạch, y tế, giáo dục,… đất nước Việt Nam gọi tên thêm một “Anh hùng Lao động” Thái Hương. Đó là danh hiệu khắc ghi một dấu ấn hoàn toàn xứng đáng, ghi nhận sự đóng góp miệt mài và phẩm chất anh hùng của người phụ nữ Việt kiên định, mạnh mẽ trên con đường làm những sản phẩm nhân văn, vì sức khỏe cộng đồng, vì tương lai tầm vóc, giống nòi dân tộc.
Để thực hiện mong muốn “Làm thế nào cho dân tộc khỏe mạnh”, đầu tiên bà Thái Hương quyết định làm sữa tươi sạch, rồi dần dần, bà mở rộng lĩnh vực, “lấn sân” y tế, giáo dục để cùng với dinh dưỡng, tạo thành thế “kiềng ba chân” vững chắc cho Tập đoàn TH trên con đường thực hiện sứ mệnh vì tầm vóc Việt.
Tên tuổi của Kỷ lục gia Lê Văn Kiểm đã gắn liền với các hoạt động từ thiện lớn nhỏ và mới đây nhất, có lẽ là dự án từ thiện cùng tỷ phú Bill Gates với số tiền ông đóng góp lên đến 5 triệu USD. Tất cả, tạo được nhiều sự ngưỡng mộ của mọi người trên toàn thế giới vì những nghĩa cử cao đẹp này.
Có thể nói, hạnh phúc gia đình là nền tảng để vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm đạt đến thành công như hôm nay.
Kết hôn 30/4/1970 – Ngày Giải phóng (hoàn toàn) miền Nam, thống nhất đất nước, tới nay tròn 50 năm vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm và Trần Cẩm Nhung sát cánh vượt qua bao khó khăn, có thất bại và thành công.
Doanh nhân Lê Văn Kiểm: "Sứ giả của lòng nhân ái" 11Dù đã trở thành những doanh nhân thành đạt, nhưng ông Kiểm và bà Nhung vẫn luôn nhớ những tháng năm khó khăn vất vả, nhớ những người đã giúp đỡ để có hiện tại.
Và ông bà tâm niệm thật giản dị: “Vợ chồng tôi cùng các con luôn có chung suy nghĩ, bài tập thể dục thứ nhất cho trái tim là động tác đưa đôi tay của mình giúp đỡ cộng đồng”.
Những trầm lắng trong sự nghiệp kinh doanh có lẽ là một phần lý do khiến ông Kiểm và bà Nhung tập trung nhiều thời gian và tiền bạc vào công việc từ thiện và xã hội.
Ông bà bắt đầu xây dựng nhà tình nghĩa từ những năm đầu thập niên 1990, những hoạt động từ thiện được chú trọng nhiều hơn sau thời điểm đã vượt khó khăn.
Trải suốt dọc dài của đất nước, vợ chồng doanh nhân Lê Văn Kiểm và Trần Cẩm Nhung đã lập nhiều chương trình góp quỹ học học bổng lên tới cả chục tỷ đồng. Trong số đó có Quỹ học bổng giúp đỡ sinh viên nghèo Trường đại học Thủy Lợi 10 tỷ đồng, Quỹ khuyến học cho con cháu cựu chiến binh Việt Nam 10 tỷ đồng, Quỹ học bổng “Trần Cẩm Nhung-Chắp cánh ước mơ” 18 tỷ đồng, và ủng hộ “Chương trình Sữa học đường” lên tới 25 tỷ đồng… Ông Kiểm còn ký cam kết vận động đóng góp 5 triệu USD vào Quỹ Vietnam Health Fund cùng Tỷ phú Mỹ Bill Gates giúp đỡ, chăm sóc sức khỏe cho người nghèo ở Việt Nam và ngoài nước…
Mới đây, hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ Tướng Chính Phủ và Chủ tịch Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam, vào ngày 20/3/2020, đại diện công ty Golf Long Thành đã thay mặt vợ chồng Cựu chiến binh Lê Văn Kiểm (Chủ tịch Công ty), Trần Cẩm Nhung (Phó Chủ tịch Công ty) trao số tiền 20 tỷ đồng.
Trong đó, 10 tỷ đồng của bà Trần Cẩm Nhung ủng hộ chương trình phòng chống dịch COVID-19 của Chính Phủ; 10 tỷ đồng của cựu chiến binh Lê Văn Kiểm ủng hộ chương trình phòng chống xâm nhập mặn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Như vậy tính đến nay ông Lê Văn Kiểm, Bà Trần Cẩm Nhung đã tham gia ủng hộ cho các chương trình đền ơn đáp nghĩa, từ thiện xã hội trong và ngoài nước với số tiền lên trên 1.300 tỷ đồng.
10/12 vừa qua, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) vinh dự là đại biểu tham dự Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ X với chủ đề “Đoàn kết, sáng tạo, thi đua xây dựng và bảo vệ Tổ Quốc”.
Bằng sự cố gắng, nỗ lực không ngừng nghỉ trong suốt hơn 35 năm xây dựng và phát triển Tập đoàn Liên Thái Bình Dương, ông Johnathan Hạnh Nguyễn - Chủ tịch Tập đoàn, vinh dự là gương điển hình tham dự Đại hội. Đây không chỉ là kết quả trong suốt quá trình xây dựng một tập đoàn sở hữu độc quyền 108 thương hiệu trên thế giới, phát triển IPPG ngày càng lớn mạnh, bền vững của 1 vị Chủ tịch, mà còn là sự ghi nhận những đóng góp của cá nhân ông cho sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh quốc phòng, các hoạt động từ thiện xã hội và các chương trình vì cộng đồng.
Năm 2020 là 1 năm đầy khó khăn, biến động không chỉ đối với Việt Nam mà còn diễn ra trên toàn cầu với những ảnh hưởng của dịch bệnh COVID- 19. Sự ảnh hưởng trong công việc kinh doanh của các doanh nghiệp cũng không nằm ngoài những khó khăn, biến động đó. Tuy nhiên, ông Johnathan Hạnh Nguyễn vẫn tâm niệm rằng: “Khi đất nước càng khó khăn thì càng cần lắm những tấm lòng, những sự sẻ chia, giúp đỡ, dù nhiều hay ít, cũng là tinh thần lá lành đùm lá rách, là nghĩa cử của 2 chữ “đồng bào”, là thiêng liêng của 2 tiếng Tổ Quốc…”.
Cũng xuất phát từ đó mà từ những ngày đầu trở về đất nước cho đến nay, ông là một trong số ít những doanh nhân Việt kiều đã và đang là thành viên của rất nhiều chương trình, hoạt động ý nghĩa như: Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam, Quỹ Học bổng Vừ A Dính, Câu lạc bộ “Vì Hoàng Sa - Trường Sa thân yêu”, Quỹ Phòng chống Covid 19, Quỹ Vì người nghèo...của TPHCM, hỗ trợ Bộ Ngoại giao và người dân Philippines khẩu trang và các thiết bị y tế trong phòng chống dịch COVID-19, hỗ trợ người dân các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long bị ảnh hưởng bởi hạn hán xâm nhập mặn, giúp đỡ đồng bào miền Trung bị thiệt hại do thiên tai, bão lũ...
Ông Trần Đình Long là Chủ tịch HĐQT CTCP Tập đoàn Hòa Phát, sinh ngày 20/2/1961 tại Hải Dương.
Năm 2020, Hòa Phát được hưởng lợi từ chủ trương đẩy mạnh đầu tư công của Nhà nước và sự gia tăng nhu cầu thép của thị trường Trung Quốc. Nhờ đó, kết quả kinh doanh trong 9 tháng đầu năm của “đại gia” ngành thép có sự bứt phá rõ rệt.
Hòa Phát phá đỉnh lợi nhuận trong quý 3 với 3.785 tỷ đồng, gấp đôi kết quả cùng kỳ, qua đó đẩy lãi ròng 9 tháng tăng 56% lên mức 8.845 tỷ đồng, gần đích lợi nhuận cả năm 2020.
11 tháng đầu năm, sản lượng sản xuất của Hòa Phát đạt gần 5,2 triệu tấn thép thô, gấp đôi so với cùng kỳ năm 2019. Về tiêu thụ, Hòa Phát đạt trên 3 triệu tấn thép xây dựng thành phẩm, tăng hơn 23% so với cùng kỳ năm trước. Sản lượng xuất khẩu thành phẩm đạt 480.000 tấn, tăng hơn hai lần so với cùng kỳ. Ngoài ra, Hòa Phát còn xuất khẩu gần 1,6 triệu tấn phôi vuông để sản xuất thép xây dựng.
Thập kỷ qua chứng kiến hàng loạt thương vụ M&A được Chủ tịch Nguyễn Đăng Quang thực hiện nhằm mở rộng hệ sinh thái cho Masan Group. Trong khi nước mắm, mỳ ăn liền vẫn đóng vai trò mảng kinh doanh cốt yếu thì chuỗi giá trị thịt, bán lẻ hay khai khoáng đang là khoản đầu tư được vị tỷ phú đặt cược cho tương lai.
Thực phẩm là mảng kinh doanh cốt lõi đầu tiên của Masan Group, cũng đã và tiếp tục đóng vai trò “quân át" chủ bài giúp Tập đoàn tăng trưởng suốt 10 năm qua.
Hiện tại, đây vẫn là những ngành hàng giúp duy trì sự tăng trưởng ổn định cho Masan Consumer Holdings nói riêng và cả hệ sinh thái nói chung. Tính đến cuối năm 2019, đơn vị này sở hữu 5 sản phẩm có doanh thu hơn 1.000 tỷ đồng, bao gồm Chinsu, Kokomi, Omachi, Nam Ngư và Wake-up 247.
Trong cả hành trình phát triển, Masan đã cung cấp một bộ sản phẩm phong phú phục vụ các nhu cầu xung quanh bữa ăn của người Việt, từ nước mắm, tương ớt, mì ăn liền đến nước khoáng, bia. Nhưng có gia vị mắm muối thôi chưa đủ, "cơm phải có thịt".
Năm 2015, Masan bước một chân vào chuỗi cung ứng thịt với khởi đầu là thức ăn chăn nuôi bằng việc hợp nhất hai công ty ANCO và Proconco. Ba năm sau, ông lớn này tiến thêm bước nữa bằng việc ra mắt thương hiệu thịt mát Meat Deli. Trong năm đầu tiên chính thức gia nhập thị trường 2019, doanh số của MEATDeli vào khoảng 1.200 tỷ đồng. Nửa đầu năm 2020, mảng thịt mát đã thu về gần bằng cả thành tích của cả 2019.
Sự kiện sáp nhập Vincommerce (bao gồm Vinmart và VinEco) vào Masan Consumer được đánh giá là thương vụ “bom tấn” của thị trường M&A năm 2019. Hệ thống bán lẻ Vinmart và rau sạch VinEco giống như cánh tay nối dài, giúp Masan hoàn thiện chuỗi giá trị từ nông trại đến bàn ăn, cũng như thúc đẩy tăng trưởng mảng tiêu dùng.
Mới đây, Tập đoàn Massan đã công bố chiến lược phát triển mới giai đoạn 2021-2025, trong đó VinCommerce đặt mục tiêu mở rộng 300 siêu thị VinMart, 10.000 cửa hàng VinMart+ khắp 63 tỉnh thành, đồng thời bắt tay 100 đối tác chiến lược nhằm tăng cường mức đầu tư, đổi mới sản phẩm và xây dựng mô hình hợp tác “win - win”.
VinCommerce là nền tảng bán lẻ với 122 siêu thị VinMart và 2.524 siêu thị mini VinMart+ (tính đến cuối tháng 9/2020) tại 58 tỉnh thành, đồng thời sở hữu hệ thống 14 nông trường sản xuất nông nghiệp công nghệ cao VinEco. VinCommerce đang trên đà hướng đến mục tiêu hòa vốn trong quý 4/2020, tạo tiền đề cho việc mở rộng mạng lưới cửa hàng mạnh mẽ trong năm 2021.
Ông Trịnh Văn Quyết hiện là chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC, Chủ tịch HĐQT CTCP Hàng không Tre Việt (BAV).
2020 là năm mà FLC dưới sự dẫn dắt của ông Trịnh Văn Quyết đã tái cấu trúc quyết liệt trên nhiều phương diện, đồng thời vẫn thể hiện được sự linh hoạt nắm bắt cơ hội ngay trong những thời điểm khó khăn.
Thành quả là FLC đã có được sự phục hồi hoạt động kinh doanh trong thời gian kỷ lục tại các tất cả các dự án bất động sản cũng như các quần thể nghỉ dưỡng từ Bắc vào Nam, chỉ một thời gian ngắn sau khi giai đoạn “cách ly” do dịch bệnh hồi đầu năm được gỡ bỏ.
Tiếp đó là đẩy mạnh tiến độ thi công tại các công trường cả nước, khai trương khách sạn quy mô lớn nhất Việt Nam, ra mắt nhiều sản phẩm mới mang tính tiên phong cho thị trường, đồng hành cùng chính quyền thực hiện chuỗi sự kiện kích cầu quy mô lớn trên nhiều tỉnh thành…
Với Bamboo Airways, đó là việc khôi phục nhanh chóng toàn bộ mạng bay nội địa, giữ vững tỷ lệ đúng giờ cao nhất toàn ngành (đã được duy trì từ khi cất cánh), được cấp phép bay thẳng đến Mỹ, mở rộng đội bay để sẵn sàng cho giai đoạn hậu Covid, mở thêm nhiều đường bay mới, trong đó có 5 đường bay thẳng tới Côn Đảo đạt được thành công lớn.
Điều đặc biệt, đây chính là hãng hàng không duy nhất tại Việt Nam và có lẽ cũng là hãng hàng không duy nhất trên thế giới năm nay vẫn đạt được tăng trưởng công suất khai thác, đội bay, đường bay, nhân lực vượt cùng kỳ năm trước, một tín hiệu rất khả quan cho dự định chính thức niêm yết trong thời gian tới của hãng.
Trang Business Insider vừa công bố danh sách 100 người làm thay đổi kinh tế châu Á, trong đó người Việt Nam duy nhất lọt vào danh sách này là nữ tỉ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, tổng giám đốc Vietjet Air.
Theo Business Insider, bà Nguyễn Thị Phương Thảo là nữ tỉ phú tự thân đầu tiên của Việt Nam và là người để " làm những điều khác biệt ".
Bà Thảo là người sáng lập hãng hàng không chi phí thấp Vietjet vào năm 2011 và đã từng bước xây dựng Vietjet dần lớn mạnh, trở thành hãng hàng không nổi tiếng trong khu vực.
Chính Vietjet đã tạo nên một cú hích kích cầu cho nhu cầu đi lại bằng hàng không tại Việt Nam, vốn trước đây được coi là chỉ dành cho người giàu. Vietjet hiện có đường bay đến hầu khắp các tỉnh, thành tại Việt Nam cũng như các nước trong khu vực châu Á.
Trong một bài phỏng vấn với tạp chí Forbes, bà Phương Thảo cho biết mục tiêu dài hạn của bà là biến Vietjet trở thành hãng hàng không toàn cầu đầu tiên của Việt Nam, với việc mở rộng các đường bay đến châu Âu và Bắc Mỹ.
Theo Business Insider, đầu năm nay, giá cổ phiếu của hãng đã tăng gấp đôi so với lúc mới lên sàn chứng khoán vào năm 2017. Tuy dịch Covid-19 đã tác động mạnh đến ngành hàng không nhưng tình hình tài chính của Vietjet vẫn ổn định.
Trong đợt dịch Covid-19 vừa qua, hàng trăm phi công, tiếp viên, nhân viên Vietjet đã tham gia chiến dịch giải tỏa hành khách bằng nhiều chuyến bay miễn phí, nhiều chuyến bay không tải một chiều, đưa người dân Việt Nam, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… về quê hương. Tất cả phi hành đoàn, hàng nghìn nhân viên và hành khách của Vietjet đều an toàn tuyệt đối, không có ai nhiễm bệnh.
Cán bộ công nhân viên Vietjet còn tổ chức bếp ăn từ thiện từ nhiều năm nay. Trong mùa dịch, bếp ăn dành hàng trăm nghìn suất ăn cho người bán vé số, lượm ve chai, chạy xe ôm trong nhiều tháng diễn ra đại dịch.
Bản thân bà Phương Thảo sử dụng quỹ từ thiện cá nhân, thông qua sự phối hợp giữa Vietjet và Airbus để tặng 2,5 triệu khẩu trang cho người dân các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ.
Dịch Covid-19 đã tàn phá kinh tế toàn cầu và đưa không ít hãng hàng không về lại vạch xuất phát, thậm chí là con số âm. Tuy nhiên, với năng lực điều hành của bà Nguyễn Thị Phương Thảo và cộng sự, Vietjet vẫn trụ vững trong đại dịch với kết quả kinh doanh khả quan.
Nằm trong danh sách 25 nữ doanh nhân quyền lực tại châu Á năm 2020, bà Trương Thị Lệ Khanh - Nhà sáng lập kiêm Chủ tịch Công ty Vĩnh Hoàn đã dành 23 năm qua gây dựng Vĩnh Hoàn thành công ty thủy sản có vốn hóa lớn nhất Việt Nam.
Năm ngoái, công ty cũng đạt kết quả kinh doanh tốt nhất trong ngành thủy sản, với lợi nhuận ròng 50 triệu USD và doanh thu 340 triệu USD. Bà Khanh đã có 10 năm làm việc tại các công ty nhà nước trước khi thành lập Vĩnh Hoàn năm 1997. Hiện tại, công ty có hơn 6.000 nhân viên và 6 nhà máy chế biến.
Do doanh thu Vĩnh Hoàn phần lớn đến từ thị trường quốc tế, bà cho biết sự suy giảm trong ngành thực phẩm - đồ uống toàn cầu năm nay có thể khiến doanh thu của công ty giảm 20%. Để tìm động lực tăng trưởng mới, bà dự kiến tăng phục vụ thị trường nội địa và tăng hợp tác tại châu Âu.
Chia sẻ khát vọng của mình từ những ngày đầu xây dựng Công ty cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC), bà Trương Thị Lệ Khanh cho biết: “Vì công ty xuất khẩu nên ngay từ khi thành lập, khát vọng của tôi là ra khơi và tôi muốn tồn tại, phát triển mãi mãi. Vĩnh là vĩnh viễn. Hoàn là hoàn cầu. Vĩnh Hoàn là mãi mãi tồn tại trên khắp thế giới”. Đây cũng là công ty "đa quốc gia" khá đặc biệt với 70% lãnh đạo cấp cao là nữ với Chủ tịch HĐQT Trương Thị Lệ Khanh.
Ông Hồ Xuân Năng hiện là chủ tịch HĐQT CTCP Vicostone (VCS) với tài sản vốn hoà là 10.8 nghìn tỷ với hệ thống các đại lý phân phối trên toàn cầu, sản phẩm của Vicostone đã hiện diện tại khắp các châu lục, cung cấp ra thị trường hàng triệu m2 mỗi năm và là một trong những nhà sản xuất đá nhân tạo gốc thạch anh hàng đầu trên thế giới hiện nay.
Thẳm sâu trong con người ông Hồ Xuân Năng, người được thị trường biết tới trong vai trò doanh nhân, lại là những khát vọng và trăn trở của một nhà khoa học.
Ông Năng từng là tiến sỹ trẻ nhất tại Đại học Bách khoa Hà Nội. Bởi thế, với mô hình đào tạo của Đại học Phenikaa, nhiều người kỳ vọng, những hạn chế của lối giáo dục hàn lâm tại Việt Nam lâu nay sẽ được khắc phục.
Trường đã thành lập 4 viện và trung tâm, hoặc tập trung vào khoa học cơ bản, hoặc tập trung vào khoa học ứng dụng và phát triển công nghệ.
Đây sẽ là những nơi sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh có thể đến thực tập, nghiên cứu và thử nghiệm công nghệ.
Về cách đào tạo này, ông Năng nói rất vắn tắt: “Sinh viên được truyền cảm hứng để khao khát trải nghiệm, chuyển từ “thầy hỏi trò” sang “trò hỏi thầy” là chính. Làm trước - học sau”.
Đánh thức và hiện thực hóa tiềm năng của mỗi cá nhân là kim chỉ nam để ông Năng và các cộng sự thành công tại Vicostone.
Nhờ chất xám Việt, họ đã xoay chuyển nghịch cảnh, đưa một doanh nghiệp bên bờ vực phá sản lọt vào Top 4 nhà sản xuất đá thạch anh lớn nhất thế giới.
"Nay với tinh thần ấy, chúng tôi mong muốn tiếp tục truyền cho thế hệ trẻ để họ trở thành những con người đầy hoài bão, nghị lực và bản lĩnh, tự tin và mạnh mẽ bắt đầu sự nghiệp ngay khi rời ghế nhà trường”, Chủ tịch Phenikaa chia sẻ.
Vicostone vừa công bố kết quả sản xuất kinh doanh hợp nhất quý 3/2020. Theo đó, doanh thu thuần của doanh nghiệp ước đạt 1.499 tỉ đồng, tăng 1,7% và lợi nhuận sau thuế 400 tỉ đồng, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm trước.
Theo Vicostone, trong quý 3, dịch Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng tới Việt Nam và các nền kinh tế lớn trên thế giới. Tuy nhiên, với nỗ lực phát huy các thế mạnh và nguồn lực của mình, công ty đã đạt được mức tăng trưởng trong quý 3 cả về doanh thu và lợi nhuận hợp nhất.
Ông Hồ Xuân Năng hiện là cổ đông lớn nhất tại Vicostone. Hiện nay, ông sở hữu 117.550.078 cổ phiếu VCS thông qua cả hình thức trực tiếp và gián tiếp.Cụ thể, ngoài sở hữu trực tiếp 5,8 triệu cổ phiếu VCS, số còn lại, ông Hồ Xuân Năng đang gián tiếp sở hữu thông qua 90% cổ phần tại CTCP Tập đoàn Phượng Hoàng Xanh A&A. Ước tính khối tài sản vốn hóa của ông Hồ Xuân Năng đến cuối 2020 đạt 10,8 nghìn tỷ đồng.
Theo enternews.vn