“Cuộc chiến sức khỏe” của các “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc
Lĩnh vực chăm sóc sức khỏe trực tuyến đang được các “gã khổng lồ” công nghệ Trung Quốc để mắt đến trong một cuộc so kè quyết liệt giữa Alibaba và JD.com.
Trong tuần này, giới công nghệ Trung Quốc đang đổ dồn vào cuộc IPO của JD Health, một trong những đợt IPO lớn nhất của Hồng Kông trong năm nay.
Giống như , các công ty thương mại điện tử và JD.com của Trung Quốc đã và đang nỗ lực để chinh phục ngành công nghiệp chăm sóc sức khỏe khổng lồ.
JD Health có thể được định giá gần 29 tỷ USD. Ảnh: caixinglobal. |
Trên thực tế, các dịch vụ này có phạm vi rất rộng, tiếp cận mọi thứ, từ phân phối thuốc 24/7 đến bán các dịch vụ y tế tiêu dùng như phẫu thuật thẩm mỹ, chẩn đoán trực tuyến cho bệnh nhân và cùng các giải pháp kỹ thuật số cho bệnh viện, thậm chí cả dịch vụ quảng cáo cho các nhà sản xuất thuốc.
Năm 2017, Alibaba Health bắt đầu như một danh mục đầu tư của công ty thương mại điện tử và phát triển thành một công ty con thông qua các đợt hợp nhất trong nhiều năm. Còn JD Health được tách ra khỏi JD.com vào năm 2019 và nhanh chóng bắt đầu thu hút các dòng vốn đầu tư lớn.
Có thể nói, việc các “gã khổng lồ” công nghệ để mắt đến lĩnh vực chăm sóc sức khỏe là một phần trong mục tiêu trở thành cửa hàng “bách hóa tổng hợp” cung cấp mọi thứ cho khách hàng miễn là có lợi nhuận. Và trên hết, đó là một nguồn thu cùng lợi nhuận khổng lồ.
Theo báo cáo từ Alibaba, chỉ trong vòng 6 tháng tính đến tháng 9 vừa qua, doanh thu của Alibaba health đã chạm mức 7 tỷ NDT(1,07 tỷ USD). Bên cạnh đó, JD Health đạt mức cao hơn với 8,8 tỷ NDT(1,35 tỷ USD).
Cả hai công ty chủ yếu dựa vào việc bán thuốc (cả thuốc không kê đơn và thuốc kê đơn) và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe khác như chất bổ sung vitamin. Cả hai đều kinh doanh thuốc trực tiếp đến tay người tiêu dùng, nhờ đó họ tham gia nhiều hơn vào chuỗi cung ứng.
Tuy nhiên, họ cũng đóng vai trò là thị trường cho các nhà cung cấp bên thứ ba, trong trường hợp đó họ kiếm tiền bằng cách tính phí hoa hồng. Mỗi bên đều có một phân khúc dịch vụ nhỏ hơn nhưng đang phát triển nhắm vào người tiêu dùng, bệnh viện và các công ty dược phẩm.
Alibaba Health đang có bước phát triển mới khi báo cáo lãi đầu tiên. |
Mặc dù là một thị trường đầy tiềm năng nhưng cả Alibaba Health và JD Health đều làm ăn “chật vật”. Alibaba health có khoản lãi đầu tiên trong năm nay, bỏ túi 278,6 triệu NDT, tăng từ mức lỗ 7,6 triệu NDT so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, JD Health đã phải chịu khoản lỗ 5,4 tỷ NDT, so với mức lãi 236,3 triệu NDT cùng kỳ năm 2019. Khoản lỗ chủ yếu do thay đổi giá trị hợp lý sau khi phát hành thêm cổ phiếu ưu đãi chuyển đổi.
Ở khía cạnh người dùng đang hoạt động, cả hai cũng đang so kè quyết liệt. Mặc dù Alibaba Health tạo ra ít doanh thu hơn, nhưng nền tảng này có được lượng người dùng lớn hơn, nhờ vào hệ sinh thái rộng lớn của Alibaba.
Kết thúc tháng 6, tổng cộng 250 triệu người dùng đã mua hàng thông qua hiệu thuốc trực tuyến Tmall, thị trường giao dịch giữa doanh nghiệp với người tiêu dùng của Alibaba. Mặt khác, cửa hàng thuốc trực tiếp đến người tiêu dùng của Alibaba Health có 65 triệu người dùng hoạt động hàng năm.
Trong khi đó, có khoảng 72,5 triệu người đã ít nhất một lần mua hàng thông qua nền tảng của JD Health trong năm qua.
Có thể nói, đại dịch bùng phát đã khiến cả hai đang có nhiều thuận lợi trong các dịch vụ tư vấn sức khỏe trực tuyến. Alibaba Health có mạng lưới hơn 39.000 bác sĩ vào tháng 9, so với mạng lưới hơn 65.000 bác sĩ của JD Health, cả nội bộ và bên thứ ba.
Theo DĐDN