Chuyên gia kinh tế nói gì về kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc?
Tập trung vào đổi mới công nghệ, tăng trưởng chất lượng, mở cửa đi đôi với đẩy mạnh nhu cầu trong nước là trọng tâm của kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc trong bối cảnh biến động toàn cầu.
Hội nghị lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa XIX, ở Bắc Kinh, tháng 10/2019. Ảnh: Getty |
Hội nghị Trung ương 5 khóa XIX của Trung Quốc, diễn ra trong 4 ngày từ ngày 26 đến ngày 29/10, đã xem xét và thông qua kiến nghị của Trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc về việc xây dựng, quy hoạch, phát triển kinh tế xã hội 5 năm lần thứ 14 và xác định mục tiêu tầm nhìn đến năm 2035.
Kỳ hội nghị lần này chủ yếu đề cập đến nhiều vấn đề về quy hoạch, phát triển trong bối cảnh Trung Quốc đối mặt với nhiều khó khăn. Tuy vậy, kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của Trung Quốc vẫn chưa đặt ra được mục tiêu tăng trưởng kinh tế tổng thể. Trước đó, vào năm 2015, kế hoạch 5 năm đã vạch ra mục tiêu tăng trưởng từ mức trung bình đến cao.
Bloomberg mới đây đã thu thập được một số lời phân tích của các chuyên gia kinh tế về kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc
Nâng cao chất lượng, thúc đẩy đối mới
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc tham dự phiên họp toàn thể để lập ra “Kế hoạch 5 năm mới” nhằm khắc phục tốc độ tăng trưởng trì trệ do biến động gia tăng. Ảnh: SCMP |
“Kế hoạch mới của Trung Quốc xác định GDP bình quân đầu người của Trung Quốc phải đạt mức tương đương ở các nước phát triển trung bình vào năm 2035", các nhà kinh tế của Australia và New Zealand Banking Group cho biết.
Theo các chuyên gia kinh tế của Australia and New Zealand Banking Group, kế hoạch mới của Trung Quốc đã xác định GDP bình quân đầu người của Trung Quốc phải đạt mức tương đương với các nước phát triển trung bình vào năm 2035.”
Các nhà chuyên gia cũng nói thêm rằng: “Mặc dù hội nghị vẫn chưa đề cập đến số liệu cụ thể nào, nhưng có lẽ đó cũng là một sự kỳ vọng hợp lý khi Trung Quốc đặt mục tiêu đạt mức GDP bình quân đầu người tương tự Hàn Quốc, Israel hoặc Tây Ban Nha trong vòng 15 năm tới”, các chuyên gia nói thêm. GDP bình quân đầu người của các quốc gia này là 35.000 - 40.000 USD, cao gấp nhiều lần so với 10.261 USD của Trung Quốc vào năm 2019.
Mặc dù không đưa ra con số cụ thể, mục tiêu tăng trưởng của Trung Quốc đòi hỏi sự nâng cao đáng kể về chất lượng của nền kinh tế, thể hiện ở sự đổi mới, các yếu tố công nghiệp cơ bản tiên tiến hơn và hệ thống kinh tế hiện đại hơn.
Nó cũng nhấn mạnh sự đổi mới công nghệ, cải cách cơ cấu nguồn cung và "tuần hoàn kép", theo chuyên gia David Qu tại Bloomberg.
UBS Group AG cũng cho rằng, sự tập trung vào công nghệ và đổi mới sẽ thúc đẩy quá trình thúc đẩy công nghiệp.
Trong một bản ghi chú, các nhà kinh tế của UBS Wang Tao và Ning Zhang có viết: “Chúng tôi đánh giá kế hoạch 5 năm mới của Trung Quốc có thể hướng đến chi tiêu cao hơn trong nghiên cứu và phát triển (có thể 3% GDP trong năm 2025) và giáo dục. Trong bối cảnh các hạn chế về công nghệ, Trung Quốc có thể phân bổ nhiều nguồn lực hơn cho nghiên cứu cơ bản, cũng như những lĩnh vực công nghệ đang bị bế tắc”.
Khi bàn về kế hoạch số hóa, các chuyên gia tại UBS cho rằng, Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng mới, bao gồm mạng lưới 5G, AI và trung tâm dữ liệu trong kế hoạch 5 năm mới.
Thúc đẩy mạnh mẽ nhu cầu trong nước, mở cửa cao cấp
Quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập niên. Ảnh: SCMP |
Ngoài ra, việc Trung Quốc cam kết mở cửa nền kinh tế và nâng lên một tầm cao mới. Các nhà kinh tế của Barclays Plc tại Hồng Kông đánh giá “kỳ hội nghị này kêu gọi sự hợp tác quốc tế thông qua mở cửa cao cấp”.
“Sự phát triển chất lượng cao của Sáng kiến Vành đai và Con đường và việc cải cách hệ thống quản trị toàn cầu cùng với tự do hóa thương mại và đầu tư là 3 trong số những mục tiêu kế hoạch kêu gọi”, các chuyên gia nhận định.
Những cam kết trên đều phù hợp với tuyên bố mới đây của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, đó là: cần tích cực hợp tác với tất cả quốc gia, khu vực và doanh nghiệp, bao gồm cả các doanh nghiệp của Mỹ.
Trong lưu ý của Goldman Sachs Group, các chuyên gia cũng nhấn mạnh rằng, trọng tâm của Trung Quốc là nâng cao nhu cầu trong nước để đạt được tăng trưởng bền vững. Điều này có nghĩa là “thúc đẩy tổng năng suất từng yếu tố và tái cân bằng phát triển kinh tế giữa các ngành và khu vực”.
“Chính phủ Trung Quốc kêu gọi chuyển đổi mô hình phát triển trong một vài năm do môi trường bên ngoài và trong nước thay đổi. Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng, chính phủ có thể sẽ đẩy nhanh tốc độ cải cách liên quan trong 5 năm tới. Mục tiêu là đạt được tăng trưởng bền vững, cân bằng và chất lượng cao, bước từ nhóm thu nhập trung bình trên lên nhóm thu nhập cao”, các chuyên gia nói thêm.
Sẽ phải cần tới chiến lược “lưu thông kép”
Hồi tháng 5, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình có nói chiến lược “lưu thông kép” tập trung hơn vào thị trường nội địa sẽ là chiến lược tổng thể cho sự sống còn và phát triển thịnh vượng trong một thế giới thiếu ổn định và thù địch.
“Với chính sách lưu thông kép (xây dựng nền kinh tế nội địa có sức chống chịu trước các rủi ro từ bên ngoài, trong khi tiếp tục gia tăng vai trò của Trung Quốc trong chuỗi cung ứng toàn cầu), Trung Quốc đang cố gắng xây dựng một giới hạn an toàn với các yếu tố không chắc chắn từ bên ngoài” – ông Deng Yuwen, cựu Phó Tổng biên tập báo Stuty Times thuộc đảng Cộng sản Trung Quốc chia sẻ.
Ông Zhao Xijun – Phó hiệu trưởng trường tài chính tại đại học Thanh Hoa - cho rằng, kế hoạch 5 năm tới sẽ dùng chính sách “lưu thông kép” như một cách tiếp cận chính để đối phó các yếu tố không chắc chắn trên thị trường toàn cầu cũng như sự đối đầu từ phía Mỹ.
“Mọi nguồn lực sẽ được đổ cho chiến lược này, vốn xem kinh tế nội địa là ưu tiên. Nguồn lực này chủ yếu sẽ được đầu tư để cho ra được các sản phẩm mà Trung Quốc chưa tự làm ra được, đặc biệt trong các lĩnh vực vẫn phải phụ thuộc và bị phía Mỹ áp những hạn chế nặng nề” – theo ông Zhao.
Theo Dân trí