Giải mã thực đơn ở đất nước nhiều thập kỷ không có bệnh nhân ung thư
Theo thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới, từ năm 1971 đến năm 2010, không có trường hợp mắc ung thư nào được tìm thấy trong hơn 900.000 người dân sinh sống ở quốc gia này.
Đất nước Fiji tọa lạc ở vị trí Tây Nam Thái Bình Dương, giáp lần lượt 3 nước: Vanuatu, Tonga và Tuvalu. Quốc gia này có diện tích rất nhỏ, chỉ 18.333 km2, xung quanh được bao bọc bởi 332 hòn đảo lớn nhỏ.
Chế độ dinh dưỡng là một yếu tố quan trọng quyết định đến nguy cơ mắc ung thư của mỗi người. Cùng tìm hiểu 2 loại thực phẩm mà người dân quốc đảo Fiji ưa thích nhất, để giải mã phần nào khả năng “miễn dịch” ung thư của họ:
Hải sản tươi sống
Là một quốc đảo, đương nhiên các loại hải sản là thành phần chính trong khẩu phần ăn hàng ngày của người dân Fiji.
Một điều đặc biệt ở Fiji đó là người dân nơi đây chỉ ăn hải sản tươi sống chưa trải qua quá trình bảo quản hay phơi khô.
Trong hải sản tươi có chứa hàm lượng protein cao, ngoài ra còn có axit béo không bão hòa, vitamin và các nguyên tố vi lượng cần thiết để duy trì sức khỏe, đồng thời củng cố hệ miễn dịch của cơ thể.
Kẽm là một nguyên tố vi lượng có nhiều trong hải sản. Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, kẽm có tác dụng kích thích tăng trưởng, tăng miễn dịch, phòng chống các bệnh nhiễm trùng.
Từ năm 2001-2003, Tạp chí Nghiên cứu về Ung thư của Mỹ đã công bố nhiều nghiên cứu phát hiện ra vai trò của kẽm trong phòng chống ung thư thực quản.
Tác dụng của kẽm trong phòng chống ung thư đường tiêu hóa đã được chứng minh là liên quan tới hiện tượng chết theo lập trình (Apoptosis) của tế bào biểu mô thực quản, khi tiếp xúc với chất gây ung thư. Nếu ăn đủ kẽm sẽ giúp loại trừ những tế bào bất thường bị nhiễm độc.
Một đánh giá và phân tích tổng hợp các nghiên cứu được thực hiện cho đến năm 2012 cho thấy, những người ăn nhiều cá có nguy cơ mắc ung thư phổi thấp hơn khoảng 21%.
Ăn nhiều hải sản, nhất là các loại cá cũng là chìa khóa giúp phòng ngừa bệnh tật của người Nhật Bản và Địa trung hải.
Ngũ cốc nguyên hạt
Bên cạnh hải sản, người dân Fiji còn ưu tiên lựa chọn các loại ngũ cốc thô làm nguồn cung cấp tinh bột cho thực đơn của mình.
Ngũ cốc nguyên hạt do giữ lại được lớp cám bên ngoài nên chứa nhiều loại dưỡng chất mà ngũ cốc tinh chế (ví dụ: gạo trắng) không thể có được.
Ngũ cốc nguyên hạt giàu chất xơ tan và không tan, cả hai chất này đều mang đến những lợi ích cho hệ tiêu hóa của chúng ta. Bên cạnh đó, còn có vitamin nhóm B, điển hình là niacin, thiamine, folate; khoáng chất: kẽm, sắt, magie, mangan; các loại protein có nguồn gốc từ thực vật dễ hấp thu; nhóm các hợp chất thực vật: polyphenols, stanols và sterol…
Một trong những loại ngũ cốc thô mà người Fiji yêu thích là kiều mạch.
Loại ngũ cốc này rất giàu cellulose, vitamin B và nguyên tố vi lượng selenium. Ngoài ra, kiều mạch còn có hàm lượng chất chống oxy hóa cao hơn nhiều loại ngũ cốc khác.
Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Ung thư Mỹ và Quỹ Nghiên cứu Ung thư Thế giới cho thấy, ăn khoảng ba phần ngũ cốc nguyên hạt mỗi ngày có thể làm giảm 17% nguy cơ ung thư đại trực tràng. (tương đương 1 cốc ngũ cốc ăn liền hoặc 1 lát bánh mì).
Theo Dân trí