Ả rập Xê út khởi xướng cuộc chiến quyền lực dầu mỏ
(PetroTimes) - Ả rập Xê út đã từ bỏ các nỗ lực giữ giá dầu thô và hiện đang chuẩn bị xả khối lượng lớn dầu thô giá rẻ cho thị trường thế giới. Đây là một bước ngoặt chiến lược lớn khiến giá hợp đồng tương lai (futures) của dầu thô giảm mạnh và là tiền đề cho một cuộc chiến với các quốc gia xuất khẩu dầu đối thủ như Nga và Mỹ.
Quốc gia xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới này đã đến trụ sở OPEC tại Vienna vào tuần trước để vận động hành lang các quốc gia thành viên OPEC và các đồng minh khác như Nga nhằm kéo dài và đẩy mạnh việc hợp tác cắt giảm sản xuấtdầu, trong bối cảnh nhu cầu đang giảm đột ngột do dịch bệnh nCoV.
Tuy nhiên, các cuộc họp tại Vienna đã không đi đến kết quả nào, đồng thời khiến Ả rập Xê út và Nga đối đầu nhau trong một cuộc chiến sản xuất dầu mà bên thắng cuộc là bên bán đượcnhiều dầu và giành được nhiều thị phần hơn, bất kể mức giá thế nào. Chiến lược này tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh nCoV hiện nay, và có thể dẫn đến khó khăn kinh tế trong nhiều năm tới cho quốc gia này khi mà hoạt động xuất khẩu dầu mỏ vẫn là đầu tàu chính của nền kinh tế.
Đổ vỡ quan hệ
Tháng 12/2019, Bộ trưởng Năng lượng của Ả rập Xê út, Hoàng tử Abdulaziz bin Salman, con trưởng của Vua Salman, đã thuyết phục các quốc gia thành viên OPEC và các đồng minh sản xuất dầu cắt giảm sản lượng xuống còn 1.7 triệuthùng/ngày. Bản thân Ả rập Xê út cắt giảm thêm 400,000 thùng/ngày vào tháng 2/2020 và muốn cắt giảm thêm 1.5 triệu thùng nữa để đối phó với tình hình nhu cầu sụt giảm.
Một quan chức OPEC có mặt tại cuộc họp ở Vienna tiết lộ với CNN Business rằng Hoàng tử Bin Salman vận động kéo dài việc cắt giảm sản xuất xuyên suốt năm 2020 và được các thànhviên OPEC ủng hộ nhưng đã không thỏa thuận trước với Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak. Sau khi nhận được chỉ thị từ Tổng thống Nga Vladimir Putin, ông Novak đã rời khỏi cuộc họp tại Vienna.
Sau cuộc họp, ông Novak trả lời phóng viên rằng kể từ ngày 1/4/2020, các quốc gia sản xuất dầu sẽ được tự do quyết định sản lượng, không còn bị trói buộc bởi cách quản lý thị trường theo hướng tập thể.
Ả rập Xê út là quốc gia dẫn dắt các lần cắt giảm sản lượng và, giúp giữ vững giá dầu thô trong 3 năm qua. Tuy nhiên, khi Nga không chịu nhượng bộ, Ả rập Xê út đã thay đổi cách chơi, quyết định tấn công chủ động và đẩy mạnh chiến lược công kích giành lại thị phần như nhiều nhà quan sát đã nhận định.
Bước đi đầu tiên của quốc gia này là cắt giảm mạnh sản lượng bắt đầu từ ngày 1/4 tới, giảm 2.6 triệu thùng/ngày xuống còn 12.3 triệu thùng/ngày, một mức thấp kỉ lục. Ngày hôm sau, tập đoàn dầu mỏ quốc doanh Saudi Aramco tuyên bố sẽ giảm giá bán cho các khách hàng ưu tiên. Những động thái này đã gây chấn động cho thị trường năng lượng quốc tế, khiến giá dầu giảm mạnh nhất trong 1 ngày kể từ năm 1991.
Với giá dầu sụt giảm như vậy, Bộ trưởng Năng lượng của Ả rập Xê út sau đó yêu cầu Aramco đẩy nhanh kế hoạch tăng sản lượng lên 13 triệuthùng/ngày trước cuối năm 2020. Đồng minh UAE cũng tham gia khi Abu Dhabi National Oil Company, doanh nghiệp quốc doanh của nước này, cam kết tăng thêm 1 triệu thùng/ngày trong tháng 4/2020 và đẩy nhanh kế hoạch mở rộng sản xuất lên mức 5 triệu thùng/ngày.
Khi nhìn lại, dường như Ả rập Xê út và các quốcgia sản xuất dầu lớn ở Trung Đông muốn gửi đi 2 thông điệp cho thế giới. Thứ nhất, Ả rập Xê út luôn sẵn sàng hành động để nhắc nhở cả thế giới chuyện gì sẽ xảy ra nếu quốc gia này không đóng vai trò hấp thụ các cú sốc cho thị trường khi nguồn cung dư thừa. Thứ hai, nếu thực sự để mặc thị trường năng lượng tuân theo quy luật thị trường tự do, sẽ chỉ có các quốc gia vùng Vịnh sống sót. Đó là bởi những quốc gia này có chi phí khai thác dầu rẻ hơn tất cả các nước khác, và rẻ hơn rất nhiều so với các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ.
Ảnh hưởng tới toàn bộ thị trường thế giới
S&P Global nhận định các nhà sản xuất dầu cỡ trung ở Mỹ là Apache, Devon và Murphy Oil đã phải cắt giảm 1/3 ngân sách do thị trường thế giới sụt giảm và các khoản nợ lớn. Những công ty này không thể theo đuổi chiến lược đối đầu cứng rắn với các tập đoàn quốc doanh của Trung Đông.
Một nguồn tin từ Ả rập Xê út cho biết việc khởi xướng một cuộc chiến giá dầu không nằm trong kế hoạch tại Vienna. Nguồn tin cho biết kế hoạch vốn nhắm đến một mục đích khác – rằng phía Nga tham dự cuộc họp với quyết tâm ngăn chặn sự bành trướng của các công ty sản xuất dầu đá phiến của Mỹ. Một nguồn tin từ chính phủ Nga cho biết phía Nga vốn sẵn sàng thỏa hiệp, nhưng không đồng ý cắt giảm sản lượng nhiều và kéo dài như Ả rập Xê út mong muốn.
Các công ty năng lượng của Mỹ đang mắc kẹt giữa các làn đạn, khi giá dầu đã giảm 50% so với đỉnh của tháng 1/2020 và hiện đang ở mức thấp nhất kể từ đầu năm 2016. Cơ quan năng lượng Mỹ dự báo sản lượng dầu của Mỹ sẽ tăng chậm hơn so với mức dự kiến 760,000 thùng/ngày trong năm nay và sẽ giảm hơn300,000 thùng trong năm 2021.
Hiện nay, Mỹ là nhà sản xuất lớn nhất thế giới. Nhưng đến tháng 4/2020, Ả rập Xê út nhiều khả năng sẽ chiếm vị trí thứ 2, trong khi Nga tụt xuống1 bậc và ít có khả năng mở rộng sản xuất. Một số nhà phân tích tin rằng cuộc chiến giá dầu sẽ không kết thúc cho đến khi Ả rập Xê út giành lại vị trí số 1.
Lan Hương