Rắn có phải là nguồn lây lan virus Vũ Hán?
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ virus Corona có nguồn gốc ở động vật khác ngoài chim hoặc động vật có vú.
Khi các trường hợp nhiễm bệnh gia tăng trong đợt bùng phát loại virus bí ẩn có nguồn gốc từ Trung Quốc, các nhà khoa học đang gấp rút xác định các loài động vật nghi ngờ là nguồn gốc của dịch bệnh. Trong một nghiên cứu gây tranh cãi vừa công bố tối qua, một nhóm các nhà khoa học Trung Quốc cho biết virus Corana có nguồn gốc từ loài rắn.
Nhưng nhiều nhà khoa học khác lại cho rằng không có bằng chứng nào để kết luận loại virus mới có nguồn gốc khác ngoài động vật có vú và chim. "Không thể nào là loài rắn", David Robertson - nhà virus học tại Đại học Glasgow, Vương quốc Anh nói.
Tác nhân gây bệnh cho đại dịch này là một loại virus corona mới. Nó thuộc cùng một họ virus với hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng nổi tiếng coronavirus (SARS-CoV) và hội chứng hô hấp Trung Đông coronavirus (MERS-CoV), đã giết chết hàng trăm người trong 17 năm qua.
Nhiều nhà khoa học nghi ngờ một loài vật chưa xác định đã mang theo 2019-nCoV và lan truyền sang người tại khu chợ bán hải sản sống và động vật hoang dã ở Vũ Hán (Trung Quốc), nơi những trường hợp nhiễm bệnh đầu tiên được ghi nhận vào tháng 12/2019.
Nhóm các nhà nghiên cứu, đứng đầu là Wei Ji - nhà vi trùng học tại Trung tâm Khoa học Y tế thuộc Đại học Bắc Kinh đã phát hiện những dấu hiệu cho thấy 2019-nCoV đã thích nghi với nhiều loài vật chủ. Hầu hết các axit amin được mã hóa bởi nhiều codon - chuỗi bộ ba nucleotide DNA hoặc RNA mã hóa axit amin. 2019-nCoV đã thích nghi bằng cách mã hóa protein để sử dụng cùng một loại codon với vật chủ của chúng. Các loài vật chủ ưu thích nhất của loại virus này là nhím, tê tê, dơi, gà, người và rắn.
Nhóm nghiên cứu cho biết, sự lựa chọn các codon của 2019-nCoV tương tự trên hai loài rắn: Bungarus multicotypeus và Naja atra (rắn hổ mang Trung Quốc). Hai loài rắn này bán nhiều tại chợ hải sản và động vật Vũ Hán. Rắn có thể là động vật hoang dã có khả năng nhất cho sự lây lan virus 2019-nCoV, nhóm nghiên cứu viết trong một bài báo xuất bản vào 22/1 trên Tạp chí Virus Y học 1 .
Một số nhà nghiên cứu cho rằng virus Vũ Hán có nguồn gốc từ loài rắn sọc sinh sống nhiều ở châu Á. Ảnh: nature |
Coronavirus truyền qua không khí và chủ yếu lây nhiễm qua đường hô hấp trên và đường tiêu hóa của động vật có vú và chim. Mặc dù hầu hết thành viên họ coronavirus chỉ gây ra các triệu chứng giống như cúm nhẹ trong khi nhiễm bệnh, SARS-CoV và MERS-CoV có thể lây nhiễm cả đường hô hấp trên và dưới và gây ra bệnh hô hấp nghiêm trọng và các biến chứng khác ở người. Virus này gây ra các triệu chứng giống với SARS-CoV và MERS-CoV. Những người bị nhiễm các virus corona bị phản ứng viêm nặng.
"Không có khả năng 2019-nCoV lây nhiễm trên vật chủ thứ cấp đủ lâu để thay đổi bộ gene của nó. Phải mất thời gian dài để quá trình như vậy diễn ra", Robertson nói.
Paulo Eduardo Brandão, nhà virus học tại Đại học São Paulo thì nhận định không có bằng chứng rắn đóng vai trò là vật chủ cho loại virus Corona. Không có sự nhất quán về coranovirus trong các vật chủ khác ngoài động vật có vú và chim.
Cui Jie, nhà virus học tại Viện Pasteur Thượng Hải, thành viên của một nhóm nghiên cứu xác định virus liên quan đến SARS ở dơi sống trong một hang động ở tỉnh Vân Nam, Tây Nam Trung Quốc năm 2017. SARS và 2019-nCoV là một phần của nhóm vi-rút được gọi là betacoronaviruses. Nghiên cứu thực địa sau sự bùng phát của SAR03 2002 phát hiện những loại virus như vậy chỉ có trên động vật có vú. "Rõ ràng 2019-nCoV cũng có nguồn gốc từ động vật có vú", Cui nói.
Nhóm nghiên của cứu Wei vẫn chưa có thông tin phản hồi nào với truyền thông và các nhà khoa học khác về những chỉ trích về tuyên bố đã đưa ra trước đó.
Các nhà nghiên cứu nghi ngờ vật chủ của 2019-nCoV có thể xác định mà không cần làm thêm nhiều thử nghiệm tại hiện trường hoặc trong phòng thí nghiệm. Nhiều người hy vọng các xét nghiệm di truyền trên động vật hoặc nguồn môi trường như lồng nuôi và container ở Vũ Hán sẽ đưa ra manh mối về nguồn gốc của dịch bệnh.
Theo VNE