Loại tên lửa bị nghi bắn nhầm máy bay chở 176 người
Tên lửa Tor-M1 được cho là vũ khí mà Iran đã sử dụng khi bắn nhầm máy bay thương mại của hãng Ukraine International Airlines (UIA), khiến 176 hành khách và phi hành đoàn thiệt mạng.
Cảnh máy bay Ukraine chở 176 người nổ tung sau khi bị Iran bắn nhầm
Tổ hợp Tor-M1 của Iran (Ảnh: Reuters) |
Ngày 11/1, Iran đã chính thức thừa nhận quân đội nước này ngày 8/1 nhận nhầm máy bay Boeing 737 của UIA là “mục tiêu đối thủ”. “Nhầm lẫn của con người” trong thời điểm mà Iran mô tả là “khủng hoảng” đã gây nên thảm kịch hàng không khi Iran bắn máy bay UIA khiến 176 người thiệt mạng.
Trước thời điểm Ukraine thừa nhận bắn nhầm máy bay, trên mạng internet đã xuất hiện một số hình ảnh là mảnh vỡ của tên lửa không đối đất Tor được người đăng tải nói là chụp ở hiện trường vụ rơi máy bay ngày 8/1 ở gần Tehran, Iran.
Chính quyền Ukraine sau đó tuyên bố sẽ điều tra thông tin liên quan tới các bức ảnh nói trên. Trong khi đó, Canada nói rằng họ có bằng chứng cho thấy một tên lửa không đối đất đã bắ rơi máy bay UIA.
Tor-M1 (NATO định danh là SA-15 Gauntlet) là hệ thống phòng không tầm ngắn tích hợp cả bệ phóng tên lửa và radar vào cùng một phương tiện phóng.
Tổ hợp này được thiết kế với khả năng cơ động và sát thương với các mục tiêu bay ở độ cao tối đa 6.000 mét và tầm bay 12 km.
Reuters dẫn lời chuyên gia Michael Duitsman của viện Middlebury (Mỹ) nói rằng khi tên lửa Iran bắn vào máy bay, phi hành đoàn UIA dường như không có thời gian để phản ứng với điều này.
“Họ có lẽ không thể đoán biết được nó bay tới. Sau khi cất cánh vài phút, phi công đang bận rộn với rất nhiều việc”, ông Duitsman nói.
Một bộ phận tên lửa Tor được cho là rơi ở hiện trường vụ rơi máy bay (Ảnh: NY Post) |
Tên lửa Tor bay nhanh gấp 3 lần tốc độ âm thanh. Điều này có nghĩa là nếu nó bay vào mục tiêu cách 5 km, thời gian bay tới chỉ tính bằng vài giây đồng hồ.
Trước đó, theo dữ liệu của Flightradar24, máy bay UIA đã đạt tới độ cao 2.400 m trước khi mất tín hiệu và rơi ngay sau đó.
Tor có đầu đạn nhỏ, vào khoảng 15 kg thuốc nổ, nhưng có thể xé ra thành các mảnh kim loại nhỏ để lao vào mục tiêu.
Theo ông Duitsman, sau khi Tor được Iran mua từ Nga vào những năm 2000, nó đã trở thành một trong những tổ hợp phòng không mạnh nhất Iran hiện đang sở hữu.
Reuters dẫn lời một quan chức Mỹ nói rằng các dữ liệu Washington thu được cho thấy 2 phút sau khi cất cánh, tín hiệu nhiệt của 2 tên lửa không đối đất đã được phát hiện ra. Sau đó, một vụ nổ lớn đã khiến máy bay bốc cháy, trước khi lao xuống đất và nổ tung như “cầu lửa”.
Riki Ellison, chuyên gia quốc phòng tại tổ chức Missile Defense Advocacy Alliance (Mỹ), cho biết việc điều hướng tên lửa sau khi phóng là không thể xảy ra, dù cho người vận hành mặt đất phát hiện ra sự nhầm lẫn.
Theo Dân trí
| Tư lệnh Iran nhận trách nhiệm vụ bắn nhầm máy bay Ukraine |
| Iran thừa nhận vô ý bắn nhầm máy bay Ukraine |
| Căng thẳng từng khiến Mỹ bắn nhầm máy bay chở khách Iran |