Bụi mịn có thể gây đột quỵ và làm tổn thương não bộ
(PetroTimes) - Nồng độ bụi mịn liên tục đạt “đỉnh” mới trong những ngày gần đây tại Hà Nội. Bệnh viện Bạch Mai cho biết, số bệnh nhân vào viện vì các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp và tim mạch gia tăng thời gian qua.
Bệnh viện quá tải do trẻ mắc bệnh hô hấp tăng cao |
Gần nửa triệu một hộp khẩu trang giấy, dân Hà Nội “cắn răng” mua về chống bụi mịn |
Bụi mịn - “Kẻ giết người thầm lặng” |
Theo ông Vũ Văn Giáp, Phó giám đốc Trung tâm Hô hấp, Bệnh viện Bạch Mai cho biết, nhóm nghiên cứu của bệnh viện Bạch Mai đã phối hợp với Bệnh viện Nhi T.Ư và ĐH Y tế công cộng đã cho thấy thời điểm nào có ô nhiễm cao điểm thì thời điểm đó số người nhập viện do bệnh lý tim mạch và hô hấp, trong đó có bệnh viêm phế quản bụi gia tăng.
Hà Nội mù mịt vì ô nhiễm |
“Bụi mịn PM 2.5 khi hít vào chúng ta không có cảm nhận rõ rệt, không cảm nhận được bụi vào cơ thể, nhưng những hạt bụi siêu nhỏ này đã xuyên qua phế nang, mao mạch, gây những phản ứng bên trong cơ thể, gây đột quỵ, ảnh hưởng tới bánh nhau của phụ nữ mang thai. Bụi mịn còn ảnh hưởng đến não bộ, đặc biệt ở trẻ em. Nó có thể làm tổn thương các tế bào não, hệ quả làm suy yếu sự phát triển nhận thức và khả năng học hỏi của trẻ. Ngoài ra, bụi mịn còn làm tăng nguy cơ thoái hóa thần kinh”, ông Giáp cho biết.
Bụi mịn kích thước quá nhỏ xuyên qua phế nang mao mạch vào trong tuần hoàn cơ thể, gây tổn thương tim mạch, đột quỵ não.
Ô nhiễm không khí được coi là kẻ giết người thầm lặng. Ước tính khoảng 43% trường hợp tử vong do các bệnh lý hô hấp, 30% ca tử vong do ung thư phổi, có liên quan đến ô nhiễm không khí.
Giáo sư Ngô Quý Châu, Phó giám đốc phụ trách Bệnh viện Bạch Mai, Chủ tịch Hội Hô hấp Việt Nam, cho hay khoảng 4,4% người trên 40 tuổi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) - tình trạng viêm, tổn thương phổi không hồi phục. Tỷ lệ này có xu hướng tăng. Nguyên nhân chính gây COPD, ngoài hút thuốc lá, thuốc lào, còn có ô nhiễm môi trường bởi khói bụi từ các phương tiện giao thông, khói bếp than, khói đốt rơm rạ.
Bụi mịn là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng không khí. Những ngày này không khí Hà Nội ở mức nguy hại. "Người dân ra ngoài cần đeo khẩu trang, cụ thể là khẩu trang N99 hay N95, sẽ khống chế được 95% bụi mịn", bác sĩ Giáp nói.
Nguyễn Bách