Điện lực miền Bắc không ngồi đợi pháo hoa chiến thắng
(PetroTimes) - Ngay sau khi chiến tranh phá hoại bằng không quân của Mỹ chấm dứt trên miền Bắc và Hiệp định Paris về Việt Nam được ký kết tháng 10-1973, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam được ký kết tháng 10-1973, Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam họp phiên toàn thể lần thứ 22 tại Thủ đô Hà Nội, tháng 1 năm 1974, bàn phương án khôi phục và phát triển kinh tế miền Bắc trong hai năm 1974-1975.
Nghị quyết được hội nghị thông qua, nêu rõ: “Nhánh chóng hoàn thành việc hàn gắn những vết thương chiến tranh, ra sức khôi phục và phát triển kinh tế, văn hóa, tiếp tục xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội!”.
Hội nghị cũng xác định những bước đi ban đầu của quá trình công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc diễn ra trong hai năm nói trên. Trong đó, ngành điện nhận nhiệm vụ: “ Phải khôi phục xong các nhà máy điện, đẩy mạnh thi công các nhà máy điện đang xây dựng những nhà máy điện mới; Cải cách hệ thống đường dây và các trạm biến thế, bảo đảm cung cấp điện có chất lượng, an toàn…”.
Quán triệt tinh thần chỉ đạo trên, đội ngũ Điện lực miền Bắc, trong quá trình thực hiện nghiêm túc sứ mạng mà Đảng đã tin cậy giao phó, luôn nỗ lực phấn đấu, dũng cảm, nhiệt huyết và sáng tạo, tiếp tục phát huy truyền thống tốt đẹp của ngành, vượt qua mọi khó khan, trở ngại và vượt lên chính mình!
Tuy lũ cướp Mỹ đã vắng bóng trên bầu trời miền Bắc, nhưng dưới mặt đất, hậu quả tàn khốc do những trận oanh kích của chúng gây nên thì vẫn còn nguyên. Cộng sổ tội ác của đế quốc Mỹ qua hai giai đoạn tiến hành chiến tranh phá hoại chống miền Bắc: riêng các cơ sở ngành điện đã phải chịu đựng 1.634 trận đánh phá, với lượng bom đạn khủng khiếp và những thủ đoạn không kích, mức độ tàn ác ngày một thêm nguy hiểm. khốc liệt và man rợ của không quân Mỹ. Quả thực, với mưu toan đưa miền Bắc trở về thời kỳ đồ đá, không có gì nguy hiểm, tàn khốc hơn, nhanh chóng hơn khi chúng tập chung đánh phá đến mức hủy diệt đê điều, đường sá và đặc biệt là nhằm vào hệ thống sản xuất điện và đường dây, lưới điện của miền Bắc Việt Nam!
Nhà máy thủy điện Thác Bà khôi phục sau chiến tranh và đưa vào vận hành năm 1973 |
Không chỉ gánh chịu những thiệt hại nặng nề về thiết bị, nhà xưởng , nhiều cán bộ, công nhân, viên chức ngành điện đã ngã xuống khi bất chấp bom đạn của kẻ thù kiên quyết bám nhà máy, giữ vững dòng điện, phục vụ sản xuất và chiến đấu bên cạnh bộ đội phòng không – không quân – tên lửa, tham gia đánh bại không quân lực lượng Hoa Kỳ và trực tiếp bắn rơi máy bay Mỹ.
Tác giả Trần Nguyên thuật lại những chiến công của ngành điện miền Bắc thời đối mặt với chiến tranh phá hoại của đế Quốc Mỹ một cách đầy tự hào và chân thực, trong hồi ký “cái nôi của ngành Điện”:
“Hầu hết các nhà máy điện, các trạm biến áp đều là những mục tiêu đánh phá của Không lực Hoa Kỳ! Từ năm 1965 đến 1975, đội ngũ Điện lực miền Bắc vừa phải đảm bảo sản xuất, vừa phải chiến đấu chống trả cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ...Máy bay Mỹ dội hàng vạn quả bom đủ các loại xuống các nhà máy điện: Vinh, Thanh Hóa, Nam Định, Uông Bí, Thủy điện Thác Bà, Yên phụ…Nhiều nhà máy bị đánh dồn dập, xối xả, cấp tập đến mức bị hủy diệt hoàn toàn, như: Thanh Hóa, cửa cấm (Hải Phòng)…Trong mưa bom bão đạn, cán bộ, công nhân Công ty Điện lực miền Bắc đa phát huy tinh thần cảm tử cho Tổ quốc quyết sinh, dũng cảm bám máy, bám lò, bám sát các đường dây, giữ vững dòng điện. Nhiều tập thể và cá nhân đã nêu cao khí phách anh hùng cách mạng, dũng cảm lao vào lửa đạn cứu người, cứu lò, cứu máy; vận chuyển hàng trăm tấn vật tư, thiết bị quý hiếm đi sơ tán, để nếu một cơ sở điện lực nào đó bị đánh phá là có ngay thiết bị thay thế. Ở các tỉnh, thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh…, còn được trang bị các cụm đi-ê-den để dự phòng khi mất lưới điện quốc gia. Nhiều trạm biến áp, nhiều đoạn đường dây quan trọng bị đánh hỏng, lập tức có ngay những người thợ điện đến sửa chữa, phục hồi. ngoài ra còn nghiên cứu tạo nên những mạch vòng để duy trì dòng điện trong mọi tình huống. Trong chiến đấu, tự vệ nhà máy Thủy điện Thác Bà còn góp phần bắn rơi 2 máy bay F105; tự vệ Nhà máy Điện Yên Phụ trực tiếp bắn rơi máy bay F4 trên vùng trời Hà Nội (ngày 10.5.1972). Nhiều tập thể và cá nhân được phong tặng danh hiệu Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Trong quá trình xây dựng và phát triển ngành điện, trên 300 cán bộ, công nhân được cử đi làm các nhiệm vụ mới tại các cơ sở điện lực, đặc biệt là ở các vùng giáp ranh đang có chiến sự ác liệt như Đông Hà, Quảng Trị (năm 1972). Nhiều cán bộ được cử vào chi viện cho các vùng sắp giải phóng và tham gia tiếp quản….”.
Song song với nhiệm vụ sản xuất, chiến đấu , trong giai đoạn này, được sự giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, đặc biệt là Liên Xô, Trung Quốc, ngành Điện đã đẩy mạnh việc xây dựng Nhà máy Thủy điện Thác Bà (108MW), Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình (100MW), Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí mở rộng thên phần cao áp (105MW) và xây dựng thêm hàng trăm kilômét đường dây cùng nhiều trạm biến áp truyền tải và mở rộng mạng lưới điện phân phối. Ngành Điện đồng thời cử cán bộ vào làm việc những vùng mới được giải phóng, đào tạo cán bộ quản lý chuyên ngành Điện cho Mặt trận giải phóng miền Nam, quản lý, vận hành các cụm phát điện, cung cấp điện phục vụ cho hoạt động của Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam, cũng như chuẩn bị cho việc tiếp quản sau này…
Hòa nhịp cùng tiền tuyến lớn từ mùa hè đở lửa năm 1972 đến mùa khô 1973-1974, trong lúc quân Giải phóng lập nên những chiến công vang dội trên đường 13, An lộc, Bình Long, Phước Long, Thượng Đức…, Điện lực miền Bắc phấn chấn lập công.
Hàng loạt sự kiện làm nức lòng mọi người…
Ngày 21.12.1972, đồng chí Lê Duẩn, Bí thư thứ nhất Ban chấp hành Trung ương Đảng lao động Việt Nam về thăm và biểu dương thành tích của công nhân Nhà máy Điện Hải Phòng.
Tháng 1-1973, khôi phục xong Nhà máy Điện Hàm rồng (Thanh Hóa), kịp cung cấp điện cho cá trạm bơm Nam – Bắc sông Mã, các trạm bơm tiêu úng cho huyện Hà Trung, Nông Cống và các xí nghiệp của tỉnh.
Khôi phục xong Nhà máy Điện Uông Bí (Quảng Ninh), phục vụ sửa chữa máy và thiết bị của vùng mỏ vàng Dạn và Mạo Khê.
Ngày 17.1.1974, Bộ trưởng Bộ Điện và Than ký quyết định thành lập Nhà máy điện Ninh Bình, trực thuộc Công ty Điện lực và quyết định thành lập Xí nghiệp xây lắp đường dây III, trực thuộc Công ty Xây lắp đường dây và trạm. Ngày 19.5.1974, tổ máy số 1 Nhà máy Nhiệt điện Ninh Bình bắt đầu hoạt động. Cùng ngày, khôi phục xong Nhà máy thủy điện Cống Lân (Thái Bình) – một công trình lớn ngăn nước mặn và tiêu nước cho hơn 3 vạn hécta ruộng ở ba huyện Tiền Hải, Kiến Xương, Vũ Thư. Trong chiến tranh phá hoại, máy bay Mỹ đã 312 lần phá hủy hệ thống thủy lợi này.
Ngày 1.7.1974, Bộ trưởng Bộ Điện và Than ký quyết định thành lập Trường bồi dưỡng tại chức trực thuộc Công ty Điện lực, rồi quyết định thành lập Ban thiết kế Nhà máy điện Phả Lại và quyết định thành lập Trung tâm Thông tin khoa học và kỹ thuật trực thuộc Bộ.
Đặc biệt hơn, ngày 6.12.1974, Tổ Thủy điện Sông Đà (thuộc Bộ) được thành lập theo quyết định của Bộ trưởng Bộ điện và Than!
Mọi việc không dừng lại, nhịp độ lao động sản xuất thêm khẩn trương với việc ngày 1.4.1975, khánh thành công trình xây dựng và lắp đặt lò máy số 5 (đợt 3 mở rộng Nhà máy Nhiệt điện Uông Bí, một nhà máy lớn do Liên Xô giúp ta xây dựng)….
Cũng trong năm 1975, Điện lực miền Bắc đã xây dựng cột điện thép chèm (Hà Nội) trên đường dây qua sông Hồng, cao 115m, là cột điện cao nhất Việt Nam lúc bấy giờ. Trước bậc thềm mùa xuân đại thắng, tập thể cán bộ, công nhân trong đôi quân Điện lực miền Bắc càng nổ lực phi thường, khẩn trương lao động, sáng tạo, góp phần xứng đáng với quân và dân cả nước…
Dường như cùng một thời điểm, trong lúc các binh đoàn Giải phóng đang tiến vào vị trí tập kết, chuẩn bị cho thời khắc nổ phát súng mở màn chiến dịch Hồ Chí Minh vĩ đại, từ trận đánh giải phóng thị xã Buôn Ma Thuột (ngày 10.3.1975), thì trên hậu phương lớn, ngày 7.3.1975, Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định, yêu cầu các ngành Trung Ương và địa phương có liên quan, phối hợp với Ban quản lý xây dựng công trình Sông Đà, xây dựng, chuẩn bị tiền vốn, nguyên vật liệu, lương thực, thực phẩm, thông tin tuyên truyền , đối ngoại…., để phấn đấu khởi công vào năm 1978!”.
Lại thêm một sự trùng hợp về thời gian khiến chúng ta phải lưu ý: Ngày 22 tháng 4, Chủ tịch Nguyễn Hữu Thọ cùng các vị trong Đoàn đại biểu Ủy ban Trung ương Mặt trận dân tộc giải phóng và Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam về thăm Nhà máy điện Huế, biểu dương tinh thần cán bộ, công nhân nhà máy đã bảo vệ máy móc, không cho địch phá hoại, đề cao tinh thần khắc phục khó khăn, nhanh chóng mang lại ánh sáng cho thành phố Huế mới được giải phóng…
Thì cũng trong ngày đó, các cánh quân Giải phóng từ nhiều phía, đang rầm rập tiến về Sài Gòn, chuẩn bị cho trận công kích cuối cùng long trời lở đất, kết thúc huy hoàng bằng chiến dịch Hồ chí Minh lịch sử, giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước!
P.V