Cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp giải thích lý do tại sao châu Âu cần North Stream 2
(PetroTimes) - Lợi ích kinh tế của dự án Nord Stream 2 là "không thể phủ nhận", Sébastien Cochard, cố vấn của Nghị viện châu Âu và cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp, nói. Theo ông, khí đốt tự nhiên hóa lỏng của Mỹ không thể cạnh tranh với khí đốt của Nga.
Lặp đặt đường ống Nord Stream 2 |
Phát biểu với AFP ngày 6/7, ông Sébastien Cochard đã nhấn mạnh những lợi ích của dự án Nord Stream 2 trong bối cảnh dự án này đang gây ra những phản ứng trái chiều ở châu Âu.
Theo ông, đường ống khí đốt này "sẽ cho phép khí đốt của Nga được giao trực tiếp đến người tiêu dùng châu Âu theo cách an toàn và cạnh tranh hơn".
"Dự án có tầm quan trọng kinh tế không thể phủ nhận này được hỗ trợ tài chính bởi năm công ty châu Âu: ENGIE, Shell, Uniper, OMV và WintershallDEA", ông nói thêm.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp cũng bình luận về các mối đe dọa từ các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Nord Stream 2. Ông tin rằng những lệnh trừng phạt này nhắm vào lợi ích của châu Âu và sẽ chỉ làm xấu đi mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương bởi vì chính sách này của Mỹ là một sự can thiệp thực sự vào chính sách năng lượng của châu Âu.
LNG Mỹ có thể thay thế khí đốt Nga?
Ông Cochard cho biết khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) của Mỹ không thể cạnh tranh với khí đốt của Nga.
"LNG của Mỹ đắt hơn khí đốt của Nga vì khí đốt của Mỹ phải hóa lỏng để vận chuyển qua châu Âu, và như vậy rất tốn kém và có tác động xấu tới môi trường", ông Cochard nói.
Cựu Bộ trưởng Tài chính Pháp tuyên bố: "Chúng tôi cần sự cạnh tranh lành mạnh giữa khí đốt của Nga và của Mỹ để có giá khí đốt thấp, vì lợi ích của người tiêu dùng châu Âu".
Nguy cơ khủng hoảng khí đốt mới ở châu Âu
Khí đốt sẽ tiếp tục đóng "một vai trò quan trọng trong hỗn hợp năng lượng châu Âu trong nhiều thập kỷ tới", ông Rochard nói.
"Là trợ thủ tốt nhất cho sự phát triển năng lượng tái tạo, LNG đóng vai trò chính trong sự cân bằng của hệ thống điện, đặc biệt là vào thời gian cao điểm”, ông Cochard giải thích.
Tuy nhiên, theo cựu quan chức Pháp, có những mối đe dọa đối với an toàn nguồn cung của các nước châu Âu. Chúng bao gồm nguy cơ gián đoạn quá cảnh qua Ukraine sau khi hợp đồng trung chuyển khí đốt giữa Moscow và Kiev hết hạn vào ngày 31/12/2019.
Lượng khí của Nga quá cảnh Ukraine chiếm "khoảng 20% nhu cầu nhập khẩu của châu Âu".
"Trong trường hợp không có thỏa thuận, đảm bảo mức độ quá cảnh qua Ukraine, châu Âu đang hướng thẳng đến một cuộc khủng hoảng khí đốt trong mùa đông này", ông Cochard nói.
Nord Stream 2 sẽ không đi qua lãnh hải của Đan Mạch |
Dòng chảy phương Bắc 2 đã vượt qua "giai đoạn không thể quay đầu lại" |
Ông Trump xem xét áp lệnh trừng phạt dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 |
Th.Long