Đội tuyển Việt Nam ở vòng loại World Cup 2022: Thành bại tại chính mình
Khách quan mà nói, đội tuyển Việt Nam trong bất kỳ trường hợp nào cũng có khả năng rơi vào bảng đấu với nhiều đối thủ mạnh, do chúng ta chưa phải là nền bóng đá mạnh tại châu Á, nên thành bại tại vòng loại World Cup phụ thuộc vào chính bản thân đội bóng của HLV Park Hang Seo.
Nhóm hạt giống dự kiến tại lễ bốc thăm vòng loại World Cup 2022 khu vực châu Á Nhóm 1: Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Qatar, UAE, Saudi Arabia, Trung Quốc Nhóm 2: Iraq, Syria, Uzbekistan, Lebanon, Oman, Kyrgyzstan, Việt Nam, Jordan (hoặc Palestine) Nhóm 3: Palestine (hoặc Jordan), Ấn Độ, Bahrain, Thái Lan, Tajikistan, Triều Tiên, Philippines, Đài Loan (Trung Quốc) Nhóm 4: Turkmenistan, Myanmar, Hong Kong (Trung Quốc), Yemen, Afghanistan, Malpes, Kuwait, Indonesia (hoặc Singapore) Nhóm 5: Singapore (hoặc Indonesia), Nepal, Guam, Mông Cổ, Bangladesh, Malaysia, Macau (Trung Quốc), Campuchia. |
Dĩ nhiên, vẫn có khả năng đội tuyển Việt Nam rơi vào bảng đấu nhẹ, tại vòng loại World Cup 2022 – khu vực châu Á, về lý thuyết sẽ có Trung Quốc (từ nhóm hạt giống số 1), Việt Nam (nhóm số 2), Đài Long (3), Hong Kong hoặc Malpes (4), và Nepal (5).
Nếu rơi vào bảng đấu đấy, đội tuyển Việt Nam thậm chí còn có khả năng nhất bảng, để giành vé đến thẳng vòng loại cuối cùng, khu vực châu Á. Dù vậy, khả năng này hầu như chỉ tồn tại trên lý thuyết. Điều đó cũng có nghĩa là đội bóng của HLV Park Hang Seo phải chuẩn bị tinh thần sẽ nằm trong bảng đấu nặng cân hơn.
Dù vậy, có lẽ chính ông Park và các học trò cũng đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho việc này, bởi bóng đá Việt Nam chưa phải là nền bóng đá thuộc hàng mạnh tại châu Á, nên việc chúng ta đối đầu với các đối thủ mạnh hơn ở sân chơi châu lục, phải dốc sức cật lực ở sân chơi trong lục là điều đương nhiên.
Nếu tự tin, đội tuyển Việt Nam hoàn toàn có thể gây bất ngờ tại vòng loại World Cup 2022 - khu vực châu Á |
Đội tuyển Việt Nam cũng đã trải qua nhiều trận đấu với các đối thủ mạnh hơn mình, ở các sân chơi tầm châu Á trong hơn 1 năm qua, nên chúng ta có lẽ cũng đã quen với việc thi đấu với các đối thủ mạnh.
Ví dụ như ngay tại các đội hạt giống số 1, gồm Iran, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Qatar, UAE, Saudi Arabia và Trung Quốc, hầu hết các đội trong số này đều có lúc là bại tướng, hoặc bị gây khó dễ bởi các tuyển thủ Việt Nam hiện tại, ở các giải đấu thuộc các cấp độ khác nhau từ đầu năm 2018 đến giờ, nên các học trò của HLV Park Hang Seo đã có thêm niềm tin nếu phải chung bảng với một trong số các đội vừa nêu.
Mà đã có khả năng gây bất ngờ trước các đội thuộc nhóm hạt giống số 1, thì đội tuyển Việt Nam chắc chắn cũng không ngại các đội thuộc những nhóm số 3, 4 và 5, vốn chỉ có CHDCND Triều Tiên, Thái Lan và Bahrain tạm gọi là nguy hiểm.
Đội tuyển Việt Nam thuộc nhóm hạt giống số 2, nên chắc chắn không chung bảng với các đội thuộc nhóm 2. Xem như chúng ta loại trừ được mối lo từ Iraq, Syria, Uzbekistan, Lebanon, Oman, Kyrgyzstan và Jordan (hoặc Palestine) – những đội thuộc nhóm 2.
Trong trường hợp không thể giành được ngôi đầu bảng, nếu không may nằm chung bảng với Nhật Bản, Hàn Quốc hoặc Australia, đội tuyển Việt Nam vẫn có thể nhắm đến vị trí giành cho 1 trong 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất (8 đội đầu bảng và 4 đội nhì bảng có thành tích tốt nhất được vào vòng loại cuối cùng – khu vực châu Á).
Với những gì đã trải qua từ năm 2018 đến nay, đội bóng của HLV Park Hang Seo sẽ tự tin rằng họ sẽ nằm trong nhóm những đội có mặt ở vòng loại cuối cùng. Chuyện nằm trong bảng với đối thủ nào vì thế không quan trọng bằng việc đội tuyển Việt Nam sẽ thể hiện ra sao ở vòng loại.
Theo DT
Đội tuyển Việt Nam và cơ hội thành công tại vòng loại World Cup 2022 |
Thế hệ của Quang Hải, Công Phượng vẫn còn cơ hội dự World Cup |
Đội tuyển Việt Nam đá 6 trận vòng loại World Cup 2022 trong năm 2019 |