Nghi vấn về tàu vụ tàu chở dầu của Arập Xê-út bị tấn công phá hoại
(PetroTimes) - Tàu chở dầu của Arập Xê-út trở thành mục tiêu của một cuộc tấn công phá hoại được thực hiện tại vùng biển của Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất (UAE) vào ngày 12/5. Iran cho rằng những kẻ phá hoại có thể đến từ một nước thứ ba.
Theo Bộ trưởng Bộ Năng lượng, Công nghiệp và Tài nguyên khoáng sản của Arập Xê-út, H. Al-Falih, 2 trong số 4 tàu thương mại trở thành đối tượng phá hoại trong vùng đặc quyền kinh tế của UAE vào sáng ngày 12/5 là tàu chở dầu của Arập Xê-út.
Một tàu chở dầu của Arập Xê-út |
Một trong 2 tàu đang trên đường vận tải dầu tại cảng Ras Tanura của Arập Xê-út với mục đích vận chuyển dầu thô cho các khách hàng của Aramco tại Hoa Kỳ.
Cuộc tấn công không dẫn đến thương vong và sự cố tràn dầu, nhưng đã gây ra thiệt hại đáng kể cho các thiết bị trên tàu.
Công việc vận chuyển và hoạt động của các cảng không bị gián đoạn.
Cho đến nay cơ quan điều tra vẫn chưa thu thập đủ các thông tin rõ ràng về vụ phá hoại này.
Sau đó, Bộ Ngoại giao UAE đã báo cáo về các hành vi phá hoại được ghi nhận đối với 4 tàu thương mại gần vùng lãnh hải của UAE.
Vụ việc đã bị Bộ Ngoại giao Ai Cập và Hội đồng Hợp tác các quốc gia Arập thuộc Vịnh Ba Tư lên án.
Bộ trưởng H. Al-Falih cũng lên án và gọi đó là hành động phá hoại tự do hàng hải và vi phạm an ninh vận chuyển dầu cho người tiêu dùng trên toàn thế giới.
H. Al-Falih đã lưu ý trách nhiệm của cộng đồng thế giới trong việc đảm bảo an toàn cho tàu chở dầu, cũng như giảm tác động của những sự cố như vậy đối với thị trường năng lượng và toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.
Tuy nhiên, H. Al-Falih không lên tiếng quy trách nhiệm cho bất cứ ai hay bất cứ tổ chức nào về vụ phá hoại này.
Trong khi đó, Hoa Kỳ đã đưa ra một nghi vấn rằng "Iran hoặc những con rối của Tehran" có thể đã cố gắng gây ảnh hưởng đến sự điều hướng của các tàu thương mại và quân sự trong khu vực.
Giới quan sát cho rằng sở dĩ Washington đưa ra nghi vấn này là vì quan hệ giữa Mỹ và Iran gần đây đã leo thang căng thẳng.
Hoa Kỳ đã siết chặt các lệnh trừng phạt đối với ngành dầu mỏ Iran và không gia hạn miễn trừ cho 8 quốc gia nhập khẩu dầu Iran, đồng thời cũng đang gia tăng sự hiện diện quân sự trong khu vực.
Tại căn cứ không quân al-Udeid ở Qatar, Hoa Kỳ đã triển khai 2 máy bay ném bom chiến lược B-52H Stratofortress.
Đáp lại áp lực này, Iran cảnh báo sẽ đình chỉ thực hiện một số nghĩa vụ theo thỏa thuận về chương trình hạt nhân trong 60 ngày.
Liên quan đến vụ việc ở UAE, Iran cũng bày tỏ lo ngại về mối đe dọa hàng hải trong khu vực.
Bộ Ngoại giao Iran gọi các sự cố nói trên là đáng báo động và khủng khiếp, đồng thời yêu cầu điều tra sự việc, mặc dù mối đe dọa nghiêm trọng hơn nhiều đối với Iran là những lời buộc tội chống lại quốc gia này.
Những cáo buộc này vẫn là gián tiếp và chưa được xác nhận, nhưng các cáo buộc ít được chứng minh như thế này lại cần thiết cho sự can thiệp của Hoa Kỳ.
Iran đang cố gắng chống lại các cáo buộc nhắm vào mình, lên tiếng rằng khả năng đứng đằng sau vụ việc có thể là những kẻ phá hoại từ một nước thứ ba
Bá Thủy (Theo RT)
Israel đe dọa bắn chìm tàu chở dầu Iran |
Nga dập tắt hỏa hoạn trên tàu chở dầu ở biển Đen |