Hướng đến mục tiêu tăng chế biến chế tạo, giảm khai khoáng
(PetroTimes) - Bộ Công Thương dự kiến, năm 2019, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng khoảng 9-10% so với năm 2018. Trong đó, công nghiệp chế biến chế tạo tăng 13% còn khai khoáng giảm bằng 91% so với năm 2018.
Năm 2018, xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp ghi dấu ấn đạt trên 200 tỷ USD, tăng 15,7% so với năm 2017 và chiếm hơn 80% tỉ trọng xuất khẩu cả nước. Trong đó, có 22 mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao trên 1 tỷ USD tăng trưởng mạnh góp phần tăng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng công nghiệp.
Trong đó, cao nhất là nhóm điện thoại và linh kiện (49 tỷ USD); dệt may (30,5 tỷ USD); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện (29,3 tỷ USD); máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng khác (16,5 tỷ USD); giày dép (16,2 tỷ USD); phương tiện vận tải và phụ tùng (7,9 tỷ USD); máy ảnh, máy quay phim và linh kiện (5,2 tỷ USD); sắt thép (4,5 tỷ USD); xơ sợi (4 tỷ USD).
Bộ Công thương cho biết sẽ tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu |
Một trong những nhóm hàng tỷ đô được Bộ Công Thương đánh giá còn nhiều tiềm năng trong năm 2019 là dệt may. Theo đó, năm 2018, nhóm hàng dệt may đạt mức tăng trưởng trên hai con số, đạt 30,5 tỷ USD, tăng 16,7%. Nhóm hàng này có mức tăng trưởng cao tại các thị trường chủ lực như Hoa Kỳ (tăng 11,6%), Nhật Bản (tăng 22,6%), Hàn Quốc (24,9%), Trung Quốc (tăng 39,6%), EU (9,9%).
Nhóm hàng da giày tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng cùng với việc Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam-EU (EVFTA) được ký kết. Sở dĩ nhóm hàng này được đánh giá còn nhiều dư địa bởi hiện tại Việt Nam vẫn là nước xuất khẩu giày dép đứng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc).
Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2018, điện thoại và linh kiện có giá trị xuất khẩu đạt trên 49 tỷ USD, tăng khoảng 12,63% so với năm 2017, tiếp tục dẫn đầu về kim ngạch xuất khẩu. Dự kiến nhóm hàng này tiếp tục dẫn đầu các mặt hàng xuất khẩu trong những tháng đầu năm 2019 với kim ngạch đạt 6,79 tỷ USD.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng cho biết, trong năm nay, Bộ sẽ triển khai tích cực Đề án và Kế hoạch cơ cấu lại các ngành công nghiệp; tiếp tục phát triển sản xuất công nghiệp theo chiều sâu để từng bước tạo ra những sản phẩm có thương hiệu quốc gia và có sức cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới, tham gia sâu hơn trong chuỗi giá trị toàn cầu.
Đồng thời, Bộ tiếp tục đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng tăng tỉ trọng các ngành chế biến, chế tạo và giảm tỉ trọng gia công, lắp ráp đối với các sản phẩm công nghiệp được sản xuất ở Việt Nam; hoàn thiện cơ chế, chính sách để hỗ trợ sản xuất trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ, tăng tỉ lệ nội địa hóa.
“Thời gian tới, sẽ phối hợp các đơn vị liên quan nghiên cứu gói tín dụng ưu đãi cho các ngành công nghiệp ưu tiên; trong đó, có công nghiệp hỗ trợ để năng cao năng lực cạnh tranh và giá trị gia tăng cho sản phẩm công nghiệp. Đồng thời, đẩy mạnh hợp tác quốc tế để nâng cao trình độ các doanh nghiệp Việt Nam và kết nối vào chuỗi sản xuất toàn cầu...”, Thứ trưởng nói.
Đẩy mạnh hợp tác về công nghiệp chế tạo giữa Việt Nam - Philippines |
Việt Nam dẫn đầu ASEAN về chỉ số PMI |
Vì sao chế biến, chế tạo dẫn dắt tăng trưởng công nghiệp? |
Lê Minh