Tổng kết hoạt động NHNN năm 2018 và triển khai nhiệm vụ năm 2019
(PetroTimes) - Sáng ngày 07/01/2019, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã tổ chức họp báo tổng kết 2018 và triển khai nhiệm vụ 2019.
Phó Thống đốc NHNN Việt Nam Nguyễn Thị Hồng chủ trì họp báo |
Bám sát Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ, năm 2018 NHNN đã ban hành Chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 10/01/2018 và Chỉ thị 04CT-NHNN ngày 02/08/2018 về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2018, đảm bảo hoạt động ngân hàng an toàn hiệu quả. Trên cơ sở đó, NHNN đã triển khai đồng bộ các giải pháp chính sách tiền tệ (CSTT) và hoạt động ngân hàng, đạt được các mục tiêu đế ra từ đầu năm, qua đó góp phần quan trọng trong kiểm soát lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý đồng thời đảm bảo an toàn hoạt động của các tổ chức tín dụng (TCTD).
Cụ thể, NHNN đã thực hiện đồng bộ, linh hoạt các công cụ CSTT để ổn định thị trường tiền tệ, ngoại hối, góp phần kiểm soát lạm phát ở mức 3,54% và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế đạt 7,08% cao nhất trong 11 năm trở lại đây. Đến cuối năm 2018, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 12,5% so với cuối năm 2017. Mặt bằng lãi suất được duy trì ổn định trong bối cảnh lãi suất thị trường quốc tế gia tăng, theo đó điều hành lãi suất phù hợp với diễn biến kinh tế vĩ mô và tiền tệ, tập trung điều tiết và thanh khoản và đáp ứng nhu cầu thanh khoản cho TCTD, điều chỉnh giảm lãi suất chào mua OMO từ 5%/năm xuống còn 4,75%/năm góp phần giảm chi phí vốn cho TCTD, chỉ đạo TCTD tiếp tục rà soát và cân đối khả năng tài chính để áp dụng mức cho vay hợp lý và an toàn trong hoạt động. Mặt bằng lãi suất của TCTD năm 2018 về cơ bản ổn định với lãi suất cho vay khoảng 6-9%/năm với ngắn hạn, 9-11%/năm với trung và dài hạn. Điều hành tăng trưởng phù hợp cân đối vĩ mô, đáp ứng vốn của nền kinh tế, tập trung tín dụng vào sản xuất kinh doanh, tín dụng với các lĩnh vực rủi ro được kiểm soát chặt chẽ. Tín dụng tăng 14% so với năm 2017.
Thị trường ngoại tệ ổn định, NHNN tiếp tục mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước, góp phần kiểm soát lạm phát. Nhờ đó, thị trường ổn định, thanh khoản đảm bảo, các giao dịch diễn ra thông suốt, nhu cầu mua bán ngoại tệ hợp pháp được đáp ứng kịp thời. Thị trường trong nước ổn định với bối cảnh thị trường nước ngoài diễn biến phức tạp. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu và Quyết định 1058/QĐ-TTG phê duyệt Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn xử lý nợ xấu giai đoạn 2016 – 2020 (Quyết định 1058) đã đi vào cuộc sống, tạo được nhiều chuyển biến tích cực.
Nợ xấu đã xử lý được một bước quan trọng. Tính đến cuối tháng 12/2018, toàn hệ thống TCTD đã xử lý được 149,22 nghìn tỷ đồng nợ xấu, tỉ lệ nợ xấu nội bảng của hệ thống TCTD là 1.89%, giảm so với mức 2,46% cuối năm 2016 và mức 1,99% cuối năm 2017.
Hoạt động thanh toán, cũng là một trong những ngành chủ động đi đầu đi đầu ứng dụng các thành tựu của Cách mạng công nghệ (CMCN) 4.0, nâng cao chất lượng, tăng tiện ích, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt (TTKDTM). TTKDTM được chú trọng đầu tư nâng cao chất lượng, đảm bảo công tác an ninh, an toàn thanh toán điện tử tiếp tục được coi trọng và tăng cường thanh toán qua internet đạt kết quả đáng ghi nhận, thu hút số lượng lớn khách sử dụng, đến nay, có 76 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán, triển khai dịch vụ qua internet và 41 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động. Ngoài ra công tác truyền thông được NHNN đặc biệt chú trọng, với việc phối hợp sản xuất các chương trình truyền hình, chương trình giáo dục tài chính như “Tiền khéo tiền khôn”, “Những đứa trẻ thông thái” … qua đó nâng cao kiến thức, giảm thiểu rủi ro, góp phần nâng cao khả năng tiếp cận các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng, thúc đẩy TTKDTM.
Đảm bảo chất lượng, an toàn, thông suốt các giao dịch ATM và hệ thống thanh toán đảm bảo nhu cầu tiền mặt cuối năm được đặc biệt quan tâm. Thực hiện chỉ đạo của NHNN, các NHTM đã chủ động xây dựng kế hoạch tiếp quỹ cho ATM, bố trí tổ tiếp quỹ dự phòng. Phối hợp với các công ty sử dụng dịch vụ trả lương xác định thời điểm chi trả lương, thưởng để phục vụ tốt nhất, bảo trì và thay thiết bị cho các ATM trước đợt chị trả lương cuối năm và dịp Tết Nguyên Đán 2019.
Quang cảnh trong buổi họp báo |
Bước sang năm 2019, trên cơ sở các mục tiêu của Quốc hội, Chính phủ và đánh giá kinh tế vĩ mô, tiền tệ năm 2019, NHNN điều hành CSTT chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp hài hòa với chính sách tài khóa và các chính sách kinh tế vĩ mô khác nhằm kiểm soát lạm phát theo mục tiêu bình quân dưới 4%, duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế ở mức hợp lý, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối. Bám sát diễn biến kinh tế vĩ mô, thị trường tài chính, tiền tệ trong nước và quốc tế, điều hành chủ động, linh hoạt, thận trọng, đồng bộ các công cụ CSTT nhằm ổn định thị trường ngoại tệ và ngoại hối, kiểm soát tăng trưởng tổng phương tiện thanh toán và tín dụng theo định hướng đề ra. Trong đó: điều hành nghiệp vụ thị trường mở nhằm điều tiết thanh khoản. Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc đồng với các công cụ CSTT khác. Tái cấp vốn cho TCTD để hỗ trợ thanh khoản, cho vay theo các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ cơ cấu lại các TCTD và xử lý nợ xấu. Điều hành lãi xuất, tỷ giá phù hợp với cân đối vĩ mô, diễn biến thị trường, mục tiêu chính sách tiền tệ, kết hợp đồng bộ các công cụ CSTT, biện pháp can thiệp thị trường ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường.
Điều hành tín dụng phù hợp với tiêu chí định hướng, đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng. Ưu tiên chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng ở mức cáo hơn đối với TCTD thực hiện trước thời hạn các quy định về tỉ lệ an toàn vốn tại Thông tư 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016. Chỉ đạo các TCTD nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung vào các tổ chức kinh doanh sản xuất, nhất là các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ; tăng cường quản lý rủi ro đối với các dự án BOT, BT giao thông, tín dụng tiêu dùng. Kiểm soát cho vay bằng và giảm dần cho vay bằng ngoại tệ. Triển khai và giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ cấu lại các TCTD gắn với xử lý nợ xấu. Hoàn thiện hành lang pháp lý hỗ trợ xử lý nợ xấu và cơ cấu lại các TCTD. Phát huy vai trò của công ty Quản lý tài sản của các TCTD Việt Nam (VAMC) trong việc xử lý nợ xấu để đảm bảo duy trì tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, bền vững.
Hoạt động thanh toán, NHNN tiếp tục hoàn thiện hành lang pháp lý, cơ chế, chính sách phát triển TTKDTM, hạn chế thanh toán bằng tiền mặt. Triển khai có hiệu quả Đề án phát triển TTKDTM tại Việt Nam giai đoạn 2016 – 2020 đã được Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 2545/QĐ-TTg ngày 30/12/2016, và triển khai Đề án đẩy mạnh thanh toán qua ngân hàng đối với việc thu phí các dịch vụ công đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định 241/QĐ-TTg ngày 23/02/2018. Đẩy mạnh thanh toán thẻ qua các thiết bị chấp nhận thẻ tại điểm bán (POS), áp dụng các công nghệ, phương thức thanh toán hiện đại như mã phản hồi nhanh (QR code), mã hóa thông tin thẻ, thanh toán di động, thanh toán phí tiếp xúc. Triển khai mô hình thanh toán tại nông thôn, vùng sâu, vùng xa gắn liền với việc xây dựng triển khai Chiến lược Quốc gia về Tài chính Toàn diện tại Việt Nam. Thúc đẩy thanh toán điện tử trong khu vực Chính phủ.
NHNN nói gì về việc dùng Nhân dân tệ thanh toán ở biên giới Việt - Trung? |
NHNN tiếp tục kiểm soát tăng trưởng tín dụng |
NHNN yêu cầu siết chặt các giao dịch, hoạt động liên quan tới tiền ảo |
Quang Hưng