Nga và Na Uy hóa giải tranh chấp dầu khí trên biển
(PetroTimes) - Ngày 25/10/2018, Nga và Na Uy đã ký một thỏa thuận về việc thu thập dữ liệu địa chấn trên một khu vực giới hạn ở thềm lục địa biển Barents. Đây là một sự kiện đã được chờ đợi từ lâu…
Quốc gia nào chứa tên lửa Mỹ sẽ là mục tiêu của Nga! |
Italia tham gia “sân chơi” Dòng chảy Thổ Nhĩ Kỳ? |
Một giàn khoan dầu khí của Na Uy trên biển Barents |
Thỏa thuận này đã được Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Liên bang Nga, D. Kobylkin, và Bộ trưởng Bộ Dầu mỏ và Năng lượng Na Uy, H.-B. Freiberg ký kết trong khuôn khổ phiên hoạt động thứ 18 của Ủy ban liên chính phủ Nga-Na Uy về hợp tác kinh tế, công nghiệp và khoa học kỹ thuật.
Thỏa thuận thu thập dữ liệu địa chấn giới hạn là sự tiếp nối của thỏa thuận giữa Nga và Na Uy về việc phân định các không gian biển và hợp tác trên biển Barents và Bắc Băng Dương, được ký vào ngày 15/9/2010.
Thỏa thuận mới được ký kết cho phép hai bên hoàn toàn có thể thu thập, xác lập dữ liệu địa chấn của khu vực ranh giới lãnh hải, cũng như cải thiện độ chính xác của việc lập bản đồ các đối tượng địa chất tiềm năng.
Công tác khảo sát địa chất trên thềm lục địa, chủ yếu là thực hiện thăm dò địa chấn 2D và 3D, sẽ cung cấp một số chi tiết cụ thể về phương pháp nghiên cứu thực địa.
Theo kết quả của các cuộc điều tra địa chấn trước đây được thực hiện từ phía Nga và Na Uy, một khu vực rộng tới 10 km được hình thành dọc theo ranh giới lãnh hải quốc gia mà không có dữ liệu địa chấn (khu vực này được gọi không chính thức là vùng xám).
Bây giờ đây, khoảng cách của “vùng xám” này có thể được loại bỏ.
Thỏa thuận đã ký kết sẽ xác định quy trình thu thập dữ liệu địa chấn của Nga và Na Uy để lập bản đồ đầy đủ các mỏ dầu và khí tiềm năng trên thềm lục địa của nước mình đến sát và dọc theo ranh giới phân chia lãnh hải hai nước.
Bằng cách ký tên vào tài liệu, D. Kobylkin nhấn mạnh tầm quan trọng của cả hai bên trong hoạt động chung trên thềm lục địa biển Barents trong khu vực màu xám cũ, vốn là chủ đề tranh chấp lãnh hải giữa Nga và Na Uy trong 40 năm.
Tranh chấp đã được giải quyết về cơ bản trong năm 2010.
Vùng xám trước đây của Nga và Na Uy được chia thành 2 phần bằng nhau theo khu vực, trong đó Na Uy đã nhận được phần nông hơn và ấm hơn.
Theo các điều khoản của Hiệp định năm 2010, trữ lượng dầu khí của vùng xám cũ nằm trên đường biên giới sẽ phải được phát triển khai thác chung.
Phương pháp tiếp cận sự phát triển chung của các mỏ xuyên biên giới lãnh hải Nga và Na Uy đã được thảo luận trong nhiều năm.
Cả hai bên đều thực sự có sự quan tâm cao độ đến khu vực màu xám trước đây.
Đối tượng được coi là hứa hẹn nhất chính là sự hình thành vỉa khí rộng tới 70 km - vòm Fedynsky, có tiềm năng còn lớn hơn cả mỏ khí ngưng tụ Shtokman nổi tiếng.
Đường ranh giới được vẽ vào năm 2010 đi qua vòm Fedynsky, do đó càng làm cho cả hai bên cùng tăng thêm sự quan tâm đến khu vực màu xám cũ.
Gần đây, Na Uy bắt đầu tỏ ra căng thẳng vì cho rằng Nga có ý không muốn chia sẻ quyền lợi.
Trong phiên họp lần này, người đứng đầu Bộ Tài nguyên của Liên bang Nga lưu ý rằng từ phía Nga luôn có một sự hiểu biết đầy đủ rằng trong quá trình thực hiện các dự án có những vấn đề cần được giải quyết trước khi bắt đầu công việc, đặc biệt là những quy định và tiêu chuẩn kỹ thuật trong sản xuất.
Ngoài việc ký thỏa thuận, D. Kobylkin còn mời các đồng nghiệp Na Uy tham gia Diễn đàn Bắc cực quốc tế “Bắc cực: Lãnh thổ và đối thoại”, được tổ chức 2 năm một lần tại thành phố Arkhangelsk miền Bắc nước Nga.
Sự kiện sắp tới sẽ được tổ chức từ ngày 9 đến ngày 10/4/2019.
Đây sẽ là cơ hội thuận tiện nhất và lớn nhất để thảo luận chung với các đối tác nước ngoài về các vấn đề bức xúc cũng như triển vọng phát triển của khu vực Bắc Cực, và một chương trình nghị sự có liên quan đến nhiều quốc gia đang được chuẩn bị.
Bá Thủy