Hà Nội hỗ trợ hơn 1.200 tỷ đồng làm sữa riêng cho học sinh thủ đô
Học sinh Hà Nội sẽ uống sữa tươi tiệt trùng, bổ sung một số vi lượng, khoáng chất và được đặt hàng làm riêng.
Buổi thông tin báo chí của Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội chiều 25/9 "nóng" với câu chuyện sữa học đường đang được Hà Nội triển khai.
Sữa học đường giúp "giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng"
Chương trình Sữa học đường được HĐND thành phố Hà Nội thông qua nghị quyết từ ngày 5/7/2018. Đề án thực hiện theo quyết định số 1340 năm 2016 của Thủ tướng về chương trình sữa học đường cải thiện tình trạng dinh dưỡng, góp phần nâng cao tầm vóc trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020.
Mục tiêu của chương trình là cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em mẫu giáo và tiểu học thông qua uống sữa hàng ngày. Hà Nội phấn đấu đến năm 2020 90% trẻ mẫu giáo, tiểu học toàn thành phố được uống sữa theo đề án; đáp ứng 95% nhu cầu năng lượng, 30% nhu cầu sắt, canxi và vitamin D, 40% tỷ lệ protein động vật/protein tổng số khẩu phần ăn của trẻ...
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Phạm Xuân Tiến trao đổi về chương trình Sữa học đường tại giao ban báo chí của Thành ủy Hà Nội ngày 25/9. |
Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Xuân Tiến thông tin, thành phố kỳ vọng tỷ lệ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân ở trẻ em mẫu giáo và tiểu học đến năm 2020 giảm còn 5,5% (năm 2016 tỷ lệ này của trẻ Hà Nội là 5,7%); tỷ lệ suy dinh dưỡng thể thấp còi giảm xuống dưới 13,5% (năm 2016 là 14,7%) với trẻ mẫu giáo, giảm 0,2% với trẻ tiểu học; chiều cao trung bình của trẻ 6 tuổi tăng 1,5-2 cm so với năm 2010.
Đối tượng thụ hưởng chương trình sữa học đường là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự nguyện tham gia. Mỗi trẻ sẽ uống sữa tươi 5 lần/tuần (mỗi ngày đến trường uống một lần), mỗi lần một hộp 180 ml. Việc này được duy trì suốt 9 tháng đến trường trong mỗi năm học của các em.
Mức đóng góp cho chương trình sữa học đường là ngân sách 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 20% và phụ huynh góp 50%. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1.290 tỷ đồng; doanh nghiệp hơn 890 triệu đồng và phụ huynh đóng hơn 2.000 tỷ đồng.
Giá một hộp sữa học đường dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp 180 ml, không tăng từ năm 2018 đến hết năm 2020. Như thế, phụ huynh sẽ phải đóng 3.400 đồng/hộp, cả tháng là 70.000 đồng. "Tôi vẫn nói đùa rằng mức đóng góp này tương đương 2 bát phở chúng ta ăn sáng", ông Tiến nói.
Chương trình sữa học đường sẽ được triển khai từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020 trên tinh thần tự nguyện tham gia của phụ huynh. Sở Giáo dục đã gửi văn bản đến Hiệu trưởng từng trường tiểu học mầm non thông báo về việc này.
Sữa bổ sung một số vi chất, được làm riêng cho học sinh Hà Nội
Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng, có hoặc không đường, được Hà Nội đặt hàng làm riêng cho học sinh thủ đô. Sữa này bổ sung một số vi lượng, khoáng chất, giúp tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ. Sản phẩm không bán trên thị trường và có tem mác riêng, Phó giám đốc Sở Giáo dục thông tin.
Đơn vị xây dựng các tiêu chuẩn vi chất để bổ sung vào sữa học đường cho học sinh Hà Nội là Viện Dinh dưỡng quốc gia. Cục vệ sinh An toàn thực phẩm, các chi cục của thành phố chịu trách nhiệm tiền kiểm, hậu kiểm và quản lý việc triển khai cung ứng sữa.
Trưởng khoa Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia) Bùi Thị Nhung cho biết, kết quả tổng điều tra về vi chất dinh dưỡng năm 2014-2015 do Viện thực hiện đã chỉ ra tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi ở thành phố là 20-22%; thiếu vitamin A là 7-8%, thiếu kẽm là 50% với trẻ thành phố, 70% với trẻ nông thôn và 80% với trẻ miền núi. Căn cứ vào kết quả này, Chính phủ ban hành Nghị định số 9 năm 2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Việc uống sữa học đường có bổ sung vi chất cho học sinh Hà Nội có ý nghĩa lớn.
PGS Bùi Thị Nhung - Trưởng khoa Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia) trao đổi về ý nghĩa của việc cho trẻ uống sữa có bổ sung vi chất. |
"Sữa là một trong 8 nhóm thực phẩm được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo có trong bữa ăn hàng ngày. Với trẻ em, sữa đặc biệt quan trọng vì cung cấp canxi và là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu... Việc bổ sung vi chất trong sữa để học sinh uống mỗi ngày và hấp thụ từ từ sẽ tốt hơn uống viên tổng hợp", bà Nhung nói.
Đối tượng thụ hưởng chương trình sữa học đường là trẻ mẫu giáo và học sinh tiểu học đang theo học tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn tự nguyện tham gia. Mỗi trẻ sẽ uống sữa tươi 5 lần/tuần (mỗi ngày đến trường uống một lần), mỗi lần một hộp 180 ml. Việc này được duy trì suốt 9 tháng đến trường trong mỗi năm học của các em.
Mức đóng góp cho chương trình sữa học đường là ngân sách 30%, doanh nghiệp hỗ trợ 20% và phụ huynh góp 50%. Tổng kinh phí thực hiện dự kiến hơn 4.180 tỷ đồng, trong đó ngân sách hỗ trợ hơn 1.290 tỷ đồng; doanh nghiệp hơn 890 triệu đồng và phụ huynh đóng hơn 2.000 tỷ đồng.
Giá một hộp sữa học đường dự kiến tối đa là 6.800 đồng/hộp 180 ml, không tăng từ năm 2018 đến hết năm 2020. Như thế, phụ huynh sẽ phải đóng 3.400 đồng/hộp, cả tháng là 70.000 đồng. "Tôi vẫn nói đùa rằng mức đóng góp này tương đương 2 bát phở chúng ta ăn sáng", ông Tiến nói.
Chương trình sữa học đường sẽ được triển khai từ năm học 2018-2019 đến hết năm 2020 trên tinh thần tự nguyện tham gia của phụ huynh. Sở Giáo dục đã gửi văn bản đến Hiệu trưởng từng trường tiểu học mầm non thông báo về việc này.
Sữa bổ sung một số vi chất, được làm riêng cho học sinh Hà Nội
Sữa học đường là sữa tươi tiệt trùng, có hoặc không đường, được Hà Nội đặt hàng làm riêng cho học sinh thủ đô. Sữa này bổ sung một số vi lượng, khoáng chất, giúp tăng cường dinh dưỡng, nâng cao thể trạng cho trẻ. Sản phẩm không bán trên thị trường và có tem mác riêng, Phó giám đốc Sở Giáo dục thông tin.
Đơn vị xây dựng các tiêu chuẩn vi chất để bổ sung vào sữa học đường cho học sinh Hà Nội là Viện Dinh dưỡng quốc gia. Cục vệ sinh An toàn thực phẩm, các chi cục của thành phố chịu trách nhiệm tiền kiểm, hậu kiểm và quản lý việc triển khai cung ứng sữa.
Trưởng khoa Dinh dưỡng (Viện Dinh dưỡng quốc gia) Bùi Thị Nhung cho biết, kết quả tổng điều tra về vi chất dinh dưỡng năm 2014-2015 do Viện thực hiện đã chỉ ra tỷ lệ thiếu máu của trẻ dưới 5 tuổi ở thành phố là 20-22%; thiếu vitamin A là 7-8%, thiếu kẽm là 50% với trẻ thành phố, 70% với trẻ nông thôn và 80% với trẻ miền núi. Căn cứ vào kết quả này, Chính phủ ban hành Nghị định số 9 năm 2016 về tăng cường vi chất dinh dưỡng trong thực phẩm. Việc uống sữa học đường có bổ sung vi chất cho học sinh Hà Nội có ý nghĩa lớn.
"Sữa là một trong 8 nhóm thực phẩm được Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo có trong bữa ăn hàng ngày. Với trẻ em, sữa đặc biệt quan trọng vì cung cấp canxi và là nguồn dinh dưỡng dễ hấp thu... Việc bổ sung vi chất trong sữa để học sinh uống mỗi ngày và hấp thụ từ từ sẽ tốt hơn uống viên tổng hợp", bà Nhung nói.
Theo VnExpress
Gần 400 tỷ đồng phát triển thể lực, tầm vóc người Hà Nội | |
Trẻ em Việt Nam thiếu kẽm - SOS! | |
Triển khai chương trình "Sữa học đường - Vì tầm tóc Việt" |