Bộ GD&ĐT yêu cầu không để học sinh viết vào sách giáo khoa
(PetroTimes) - Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ vừa ra chỉ thị về việc sử dụng sách giáo khoa lâu dài, học sinh không viết, vẽ vào sách, gây lãng phí.
Trong chỉ thị của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi tới các cơ quan chức năng liên quan có lý do trước đó Bộ đã yêu cầu các cơ sở giáo dục phổ thông và giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa, nhắc nhở các em học sinh có ý thức giữ gìn, không viết, vẽ vào sách.
Tuy nhiên, việc sử dụng lại sách giáo khoa hiện mới đạt 35%.
Hiện nhiều bộ sách giáo khoa được thiết kế theo kiểu điền ngay vào sách |
Để nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng tỷ lệ sách giáo khoa được sử dụng nhiều lần, Bộ GD&ĐT yêu cầu giám đốc Sở GD&ĐT chỉ đạo cơ sở giáo dục ở địa phương quán triệt từng cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh về việc giữ gìn sách giáo khoa để sử dụng lâu bền.
Ngoài ra, chỉ thị cũng nêu sở GD&ĐT chỉ đạo việc phối hợp với các ban, ngành liên quan tăng cường kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm trường hợp cán bộ, giáo viên vi phạm quy định về quản lý và sử dụng xuất bản phẩm tham khảo trong các cơ sở giáo dục, khiến học sinh phải mua quá nhiều sách tham khảo nhưng sử dụng không hiệu quả, gây lãng phí.
Bộ trưởng GD&ĐT cũng yêu cầu NXB Giáo dục Việt Nam rà soát, đánh giá cụ thể về việc in ấn, phát hành sách giáo khoa hiện hành, để có phương án chỉnh sửa bản thảo, nhằm hạn chế việc học sinh ghi vào sách.
Quy trình biên soạn, xuất bản sách giáo khoa Trước khi được phát hành khắp cả nước, sách giáo khoa được in thí điểm, dạy ở một số vùng miền trong 2 năm, sau đó chỉnh sửa, hoàn thiện. |
Bộ GD&ĐT quán triệt không để học sinh viết vào SGK, tránh gây lãng phí Thời gian vừa qua, dư luận xã hội có phản ánh tình trạng một số sách giáo khoa phổ thông chỉ dùng được một lần, gây lãng phí. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã có ý kiến về vấn đề này. |
Bộ Giáo dục kiểm tra việc in và phát hành sách giáo khoa của NXB Giáo dục VN Ngày 19/9, Bộ GD-ĐT đã có quyết định kiểm tra việc thực hiện in và phát hành sách giáo khoa năm học 2018-2019 đối với Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam sau những phản ánh việc thiếu sách giáo khoa vừa qua. |
Huyền Anh