Bảng giá xe ôtô tại Việt Nam cập nhật tháng 8/2018:
"Kiên cường" như giá xe ô tô tại Việt Nam
Trong tháng 8 này, đã không chỉ có riêng Honda và Chevrolet, mà đã có thêm hàng loạt các thương hiệu khác nhập được xe về Việt Nam; Ford với mẫu Explorer và Ranger, Nissan với Navara, Toyota với Yaris, Hilux...; và sắp tới sẽ là Mitsubishi Xpander và Mirage/Attrage, Suzuki Celerio và Ertiga, Mazda BT-50...
Việt Nam chính thức trở thành thị trường mới của ngành ô tô Thái Lan và Indonesia, khi mà Nghị định 116 - rào cản kỹ thuật để hỗ trợ xe lắp ráp trong nước - đã không thực sự ngăn được sự hội nhập chung của khu vực mậu dịch tự do ASEAN.
Không có nhiều thay đổi về giá bán của các thương hiệu ô tô tại Việt Nam trong tháng 8 này; hầu hết các hãng xe lớn, như Toyota, Ford, Honda, Ford, Chevrolet..., đều giữ nguyên giá bán như trong tháng trước. Một số dòng xe được thu gọn danh mục sản phẩm để tập trung hơn vào các mẫu xe chủ lực và tối ưu hóa đầu tư (các chi phí thông quan nhập khẩu xe); GM Việt Nam bỏ Chevrolet Colorado 2.5L 4x2 MT, Toyota bỏ Yaris E, Alphard, Vios G TRD và Limo, Mercedes-Benz bỏ phiên bản S500 coupé/cabriolet, mẫu minivan V200 CDI...
Xe nhập khẩu về Việt Nam chủ yếu là các dòng SUV và bán tải |
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, số lượng xe miễn thuế nhập khẩu từ ASEAN không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Đặc biệt, không chỉ từ thị trường Thái Lan, mà lượng xe từ Indonesia cũng đã tăng lên mạnh mẽ. Điều này là do một số hãng đã chọn Indonesia để đặt nhà máy, một phần vì không muốn phụ thuộc toàn bộ vào Thái Lan, phần khác do giá nhân công rẻ hơn, vận chuyển từ các nhà cung cấp Malaysia gần hơn. Trong số này có Toyota, Mitsubishi, Suzuki...
Một xu hướng khác đã trở nên rõ ràng hơn với thị trường nhập khẩu ôtô Việt Nam: lắp ráp trong nước chủ yếu là xe nhỏ (mini, hạng B, hạng C), trong khi nhập khẩu nguyên chiếc đều là những mẫu xe thuộc phân hạng lớn hơn và đang là những dòng xe được đầu tư lắp ráp mạnh mẽ trong khu vực: bán tải, SUV truyền thống (body-on-frame), các mẫu MPV (5+2)...
Thị trường ôtô Việt Nam thực sự "độc đáo" khi mà người tiêu dùng phải trả thêm tiền để mua được xe. |
Tuy nhiên, trên góc độ người tiêu dùng, cho dù đã có thêm các dòng xe miễn thuế nhập khẩu từ ASEAN (được giảm 30% thuế nhập khẩu so với năm 2017) nhưng giá xe dưới 9 chỗ hầu như không thay đổi, thậm chí, với một số mẫu xe, người tiêu dùng phải trả thêm tiền (mua phụ kiện kèm theo) mới mua được xe.
Trong khi đó, các dòng xe lắp ráp trong nước cũng không biến chuyển về giá bán, do các hãng không thực sự quyết tâm đạt các tiêu chí (sản lượng, tăng trưởng) để được hưởng các ưu đãi về chính sách (thuế TTĐB phần linh kiện lắp ráp trong nước).
Và chính vì vậy, người tiêu dùng đang không được hưởng lợi gì từ việc nền công nghiệp ôtô Việt Nam gia nhập cuộc chơi chung trong khu vực; trái lại, còn phải hứng chịu toàn bộ những hệ quả đến từ thay đổi này.
Danh sách thương hiệu và cập nhật bảng giá tháng 8/2018 tại Việt Nam như sau:
Tại thị trường Việt Nam hiện nay, các thương hiệu ôtô đang kinh doanh tại Việt Nam được chia ra như sau: Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA), với 19 thành viên, bao gồm cả doanh nghiệp kinh doanh xe du lịch và cả xe thương mại, phần còn lại là các nhà nhập khẩu ôtô nguyên chiếc dưới hình thức phân phối chính hãng, bao gồm Audi, BMW, Porsche…
Tuy nhiên, để phù hợp với sự quan tâm của độc giả, chúng tôi chỉ đăng tải giá bán của những mẫu xe du lịch, xe đa dụng, xe SUV và một vài mẫu xe bán tải (pick-up) hiện đang được quan tâm trên thị trường như Ford Ranger, Chevrolet Colorado, Nissan Navara…
Một số thương hiệu “đặc biệt” mà giá bán phụ thuộc vào người mua đặt hàng như Rolls-Royce, Bentley, Lamborghini, Mekong (với một vài mẫu Fiat và PMC)… nên chúng tôi không đưa vào bảng tổng hợp này.
Theo Dân trí
Hơn 2.000 ôtô giá rẻ từ Thái Lan, Indonesia đổ vào Việt Nam | |
Những chiếc xe cũ lý tưởng cho dân kinh doanh giá chỉ 300 triệu đồng | |
Hơn 36.000 xe nhập "mất hút" ở Việt Nam, giá xe nhập tăng mạnh |